CÁ NHÁM NHU MÌ
CÁ NHÁM NHU MÌ
Stegostoma fasciatum
(Hermann, 1783)
Stegostoma
tigrinum
Giinther, 1780
Stegostoma varium
Okada
& Matsubara, 1938.
Họ: Cá nhám nhu mì Stegostomatidae
Bộ: Cá nhám nâu Orectolobiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hình to lớn,
dài nhất 354cm, thường gặp 147 - 233cm. Đuôi rất dài, chiều dài đuôi bằng 1/2
chiều dài toàn thân. Mặt lưng có ba gờ da chạy dọc từ sau đầu đến vây lưng
thứ hai: một gờ ở chính giữa sống lưng, hai gờ ở hai bên. Mặt bụng có ba gờ chạy
từ vây bụng đến vây hậu môn. Cá nhỏ, toàn thân màu nâu nhạt hoặc nâu vàng, có
rất nhiều chấm nâu đậm trên thân và các vây.
Sinh học, sinh
thái:
Cá
đẻ trứng, kích thước trứng khá lớn (dài 17cm, rộng 8cm, dày 5cm), mỗi lần đẻ
một hoặc hai trứng, trứng chín muồi có thể thấy được trong vòi trứng của cá cái,
cá mới sinh có kích thước 20 - 36cm (FAO, 1984, Vol.4). Thức ăn là động vật thân
mềm và giáp xác. Cá nhám nhu mì sống sát đáy, bơi lội chậm chạp. Phân bố rộng
trong các vùng biển ấm, thường vào vùng gần bờ và ven đảo trong mùa
sinh sản hoặc kiếm ăn.
Phân bố:
Trong nước:
Đông
nam vịnh Bắc Bộ, Khánh Hoà, Bình Định, Nam Bộ, vịnh Thái Lan.
Thế giới: Nhật Bản,
Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Cămpuchia, Thái Lan, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Biển
Đỏ, Nam Phi.
Giá trị:
Loài cá đẹp có
giá trị khoa học và thẩm mỹ. Có thể nuôi trong các công viên nước đại dương để
thăm quan và tìm hiểu tập tính, sinh thái loài.
Tình
trạng:
Là loài
cá sụn có thân hình lớn, sống đáy, bơi lội chậm chạp nên thường bị mắc vào lưới
giã đáy trong vùng biển nông. Dự đoán số lượng quần thể có khoảng 2500 cá thể
trưởng thành; do sống phân tán nên mỗi tiểu quần thể có khoảng 250 cá thể. Với
cường độ đánh bắt ngày càng tăng như hiện nay (kể cả các biện pháp dùng thuốc nổ
và chất độc) sẽ dẫn đến giảm số lượng là điều không thể tránh khỏi.
Phân hạng:
EN
A1d C2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cần đưa vào danh sách các loài cấm đánh bắt trong ngành Thuỷ
sản.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.