New Page 1
New Page 1
CÁ LÓC BÔNG
Channa micropeltes (Cuvier,
1831)
Ophiocephalus micropeltes
(Cuvier
et Valenciennes, 1931)
Họ: Cá quả Channidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Mô tả:
Vây lưng: 42 - 44, vây ngực: 17, vây bụng 6, vây
hậu môn: 36 - 37, công thức vảy: 82 * 4, 5 - 6/ 16 - 18 * 90. Đầu dài, đỉnh đầu
phẳng, mõm hơi nhọn, ngắn, miệng cận trên. răng sắc và xếp thành hàng trên hàng
trên, xương khầu cái, xương lá mía. Mắt tròn nằm lệch về phía sau của đầu. Thân
dài, phần phía trước tròn, phần sau hẹp bên. Vây nhỏ, chắp phủ toàn thân, đầu.
đường bên hoàn toàn không gãy đột ngột, chỉ uốn cong. Viền vây đuôi hơi xiên,
gần tròn. Mặt lưng cá có màu xám nâu, mặt bụng trắng. Trên vây lưng vây hậu môn
có nhiều vệt sẫm chạy xéo, mút cuối các tia vây có màu hồng nhạt.
Sinh học:
Cá bông thành dục sau năm thứ hai của đời sống.
Mùa sinh sản tứ tháng 5 - 10. Đầu mùa sinh sản cá thường sống thành đôi. Làm tổ
ở các bờ ao, ruộng ngập nước: rọn sạch các thực vật thuỷ sinh tạo thành chỗ
trống, đẻ trứng vào đó. Trứng nổi lên mặt nước và dính với nhau thành đám. Cá bố
mẹ ở gần tổ để bảo vệ trứng. Cá con nở ra được cá bố mẹ chăm sóc cho đến lúc có
thể đi kiếm sống và tránh được kẻ thù. Trong mùa sinh sản cá đẻ nhiều đợt, mỗi
đợt 2000 - 10.000 trứng tùy cá bố mẹ lớn nhỏ. Cá lóc bông là loài cá dữ, ăn cá
con, tôm, ếch nhái...
Nơi sống và sinh thái:
Cá bông sống ở sông, kênh rạch, ao hồ, đồng
ruộng ngập nước có nhiều thực vật thủy sinh. Về mùa Đông cá bông cũng như nhiều
loài cá lóc khác thường bị bệnh nấm, có khi thành dịch, lây lan cả một vùng gây
chết hàng loạt.
Phân bố:
Việt Nam: Chủ yếu ở các vực nước thuộc hệ thống
sông Cửu Long ở Nam bộ và một số sông ở Tây Nguyên.
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào,
Campuchia.
Giá trị sử dụng:
Cá bông có thịt ăn ngon, được ưa chuộng tiêu
dùng nôị địa và xuất khẩu, là đối tượng nuôi chính của nghề nuôi cá bè ở Nam bộ.
Tình trạng:
Việc mở riộng khai thác các vùng đất ngập nước ở
Đồng bằng sông Cửu Long vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) làm cho
vùng sinh sống của cá bông nói riêng và các loại cá đồng nói chung đang thu hẹp
dần. Việc khai thác cá con một cách phổ biến cũng là một trong những nguyên nhân
làm giảm số lượng cá trong tự nhiên.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cần kết hợp tốt việc quy hoạch sản xuất nông
nghiệp với thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để phát triển và sử dụng tốt
nguồn lợi thủy sản trong đó có cá bông. giảm dần việc đánh bắt cá con làm thực
phẩm, tổ chức sản xuất cá giống bằng sinh sản nhân tạo cung cấp giống cho ghề
nuôi cá bè, giảm bắt cá giống tự nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam trang 280.