Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá măng rổ
Tên Latin: Toxotes chatareus
Họ: Cá măng rổ Taxotidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Thái ngọc Trí  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ MANG RỔ

MĂNG RỔ

Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)

Coius chatareus Hamilton, 1822.

Họ: Cá mang rổ Toxotidae

Bộ: Cá vược Perciformes

Đặc điểm nhận dạng:

Cá cỡ nhỏ, thân có dạng gần bầu dục, dẹp bên. Đường viền lưng từ chót mõm đến gốc vây lưng gần như thẳng. Mõm nhọn, miệng ở đầu mõm. Hàm dưới nhô ra. Răng trên hàm nhỏ, mịn. Mắt to, lệch về nửa trên của đầu, gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Lỗ mang rộng, cạnh dưới xương nắp mang có răng cưa nhọn. Vảy lược phủ khắp thân, đầu. Đường bên hoàn toàn. Khởi điểm vây lưng nằm ngang đường bên thứ 11. Khởi điểm vây hậu môn ngang khởi điểm vây lưng. Lưng nâu sẫm, bụng sáng bạc. Nửa trên thân có 6 - 7 đốm màu đen, ngọn các vây màu đen, gốc vây hậu môn màu vàng. Cá lớn nhất dài 27cm.

Sinh học, sinh thái:

Cá sống ở vùng hạ lưu các sông đi vào các kênh, rạch, ao, hồ, ruộng trũng. Cá có tập tính bắt mồi rất đặc sắc. Khi phát hiện con mồi (côn trùng) đang đậu ở cây cỏ ven bờ gần mặt nước, cá phóng một tia nước trúng con mồi rơi xuống để đớp. Khoảng cách bắn chính xác có thể xa trên 1m. Cá ăn côn trùng ở cạn, phù du động vật, rotifer, giáp xác, ấu trùng côn trùng ở nước. Cá lớn nhất dài 27cm.

Phân bố:

Trong nước: Hạ lưu các sông ở Nam Bộ: sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cửu Long.

Thế giới: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Cambodia, Malaixia, Australlia.

Giá trị:

Cá có kích thước nhỏ, sản lượng thấp, nhưng có màu sắc đẹp và có tập tính bắt mồi đặc biệt nên được nuôi làm cá cảnh, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế.

Tình trạng:

Do đánh bắt cường độ cao, đánh bắt nhiều cá con, nơi cư trú bị tác động xấu, số lượng giảm sút nhiều. Ước tính khoảng từ 1990 đến nay, số lượng giảm có thể đến 20%.

Phân hạng: VU A1a,c,d

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992. Cần giảm cường độ khai thác, không đánh bắt cá con, bảo vệ các nơi cư trú của cá. Nghiên cứu thuần hóa cho sinh sản nhân tạo để nuôi làm cá cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá măng rổ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này