CÁ TRA DẦU
CÁ
TRA DẦU
Pangasianodon gigas
Chevey, 1931
Pangasius pancidents
Fang &
Chaux, 1949
Pangasiuss gigas
Roberts
& Vidthayanon, 1991.
Họ: Cá tra Pangasiidae
Bộ: Cá nheo Siluriformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Cá
cỡ lớn, thân dài, thon tròn. Đầu hình tháp. Mắt nhỏ nằm phía trên đường ngang
qua góc miệng, không bị nếp da che khuất. Miệng rộng, màng mang tách rời khỏi eo
mang. Chỉ có một đôi râu hàm trên ngắn và bé. Không có răng hàm và răng trên
khẩu cái. Khoảng cách từ đầu mõm đến gốc vây lưng dài. Gai cứng gốc
vây ngực và vây lưng mập có răng cưa ở mặt sau.
Vây mỡ
rất nhỏ. Vây hậu môn lớn. Mặt lưng màu nâu thẫm, phần bụng và các vây có màu nâu
nhạt hơn. Cá có kích thước dài nhất đến 300cm, nặng trên 200kg là một trong
những loài cá nước ngọt lớn nhất của thế giới.
Sinh học, sinh
thái:
Cá tra dầu là
loài
đặc hữu của sông Mêkông.
Cá ăn
tảo, côn trùng.
Cá di cư trên
chiều dài sông Mêkông theo
chu kỳ sống của chúng. Để sinh sản cá di cư lên thượng nguồn sông Mêkông. Cá
có buồng trứng phát triển gặp ở Luong Prapang (Lào). Sau khi sinh sản (tháng 6)
cá xuôi theo dòng nước về hạ lưu sông Mêkông.
Phân bố:
Trong nước:
Cá
sống ở sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu).
Thế giới: Các sông trên
sông Mêkông: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan và Cămpuchia.
Giá trị:
Cá có kích thước
lớn, hiếm. Tuy nhiên số lượng ít, là loài đặc hữu,
nguồn gen độc đáo có giá trị khoa học và kinh tế cao.
Tình trạng:
Cá tra dầu ở sông
Cửu Long thường đánh bắt được cá thể có kích thước lớn nhưng có số lượng rất ít.
Khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng ngày càng hiếm hơn. Nguyên nhân chính là
cường độ đánh bắt ngày càng cao. Ước tính mức độ giảm sút 10 năm gần đây có thể
đến 10%.
Phân hạng:
VU A1c,d Cl.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992) và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản
(1996), Danh lục Đỏ của IUCN (1994).
Có thể
cấm đánh bắt loài cá này trong thời gian tối thiểu 10 năm. Nghiên cứu sinh học
và sinh sản nhân tạo để nuôi, giảm khai thác tự nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.