CÁ DUỒNG BAY
CÁ DUỒNG BAY
Cirrhinus microlepis
Sauvage, 1878
Cirrhina aurata
Sauvage, 1878
Cirrhinus auratus
Fowler, 1935
Labeo
pruol
Tirant,
1885.
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Cá cỡ
trung bình, thân hình thoi dài, mình dày, phần sau dẹp bên. Đầu khá to, ngắn và
rộng. Mõm ngắn, mút mõm có nốt sần, xếp nằm ngang.
Miệng ở đầu mõm, không có râu. Mắt lớn vừa nằm ở trục giữa. Môi trên hơi nhô
ra, môi dưới mỏng. Màng mang phát triển. Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây
bụng. Vảy nhỏ phủ toàn thân, đầu không có vảy. Đường bên hoàn toàn. Thân màu
vàng xám đến nâu, bụng trắng nhạt. Vây lưng và
vây đuôi xám nâu, rìa đỏ. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn nâu xám, đỉnh vây
hồng. Cá lớn nhất có thể dài 65cm.
Sinh
học, sinh thái:
Cá
duồng ăn các
sinh vật nổi: phù du thực vật, các loài giáp xác thấp, các vẩn cặn trong
tầng nước. Cá thành thục sinh dục vào năm thứ hai của đời sống. Sức sinh sản của
cá (số lượng trứng trong buồng trứng) từ 50.000 -60.000 trứng ở cá có chiều dài
50cm. Cá
đẻ ở dòng chảy trung, thượng lưu sông. Cá bột nở ra theo dòng nước vào kênh
rạch, các vùng ngập trong mùa lũ sinh sống. Mùa
sinh sản tháng 6 - 7.
Phân bố:
Trong nước: Các
sông lớn ở Nam Bộ: hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ
Tây (mùa lũ) và sông Cửu Long.
Thế giới: Lào, Thái
Lan, Cămpuchia.
Giá trị:
Cá có giá trị
kinh tế cao, cỡ tương đối lớn, thịt ngon.
Tình trạng:
Trước năm 1975,
Cá duồng gặp khá phổ biến, có sản lượng khá trong khai thác, nhất là ở sông Cửu
Long. Trên 10 năm trở lại đây, sản lượng giảm sút nhiều, do điều kiện sống thay
đổi, khai thác không hợp lý: đánh bắt cá trong mùa sinh sản, lạm sát cá con. Mức
độ biến đổi giảm đến 20% trong thời gian 10 năm.
Phân
hạng:
VU A1c,d B1+2c,d,e.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992. Không đánh bắt cá trong mùa sinh sản: từ tháng 5-
8, quy định kích thước cá khai thác có chiều dài thân lớn hơn 40cm. Nghiên cứu
cho cá sinh sản nhân tạo và gây nuôi, giảm khai thác ngoài thiên nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.