CÁ TRÀ SÓC
CÁ TRÀ SÓC
Probarbus jullieni
Sauvage, 1880
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Cá
cỡ lớn, thân hình thoi dài, hơi dẹp bên.
Đầu
rộng, mõm tù,
miệng gần tròn ở đầu mõm. Mắt trung bình, hơi lệch lên phía trên của đầu. Có
2 đôi râu, râu hàm dài bằng đường kính mắt, râu mõm ngắn hơn. Vảy to, đường bên
liên tục, thẳng. Khởi điểm vây lưng gần mõm hơn gốc vây đuôi, tia đơn cuối cùng
hóa xương và trơn. Mặt lưng có màu nâu nhạt, bụng trắng. Có 6, 7 sọc đen chạy
dọc thân từ sau nắp mang đến gốc
vây đuôi. Vây đuôi xám nhạt, các vây khác màu hồng nhạt.
Cá có kích thước
lớn, có thể dài đến 100cm.
Sinh học, sinh
thái:
Cá sống ở tầng
đáy, nơi có cát sỏi và có nhiều loài nhuyễn thể. Sinh sản vào mùa lạnh tháng 12
đến tháng 1 năm sau, ở trung, thượng lưu sông Đồng Nai, nơi có đáy cát, sỏi, đá,
nước chảy. Cá thường tập trung thành đàn trên bãi đẻ, đẻ trứng về đêm.
Phân bố:
Trong nước:
Cá
phân bố ở trung, thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Cửu Long,
sông Vàm Cỏ Tây. Mùa lũ đi vào các vùng ngập liên hệ.
Thế giới: Thái Lan,
Lào, Cămpuchia, Malaixia.
Giá trị:
Cá có kích thước
lớn, thịt ngon có giá trị kinh tế cao.
Tình trạng:
Trước năm 1975,
phạm vi phân bố rộng, sản lượng khai thác tương đối nhiều. Từ sau 1990, vùng
phân bố thu hẹp, mất các bãi đẻ do việc chắn các dòng sông xây dựng hồ chứa thủy
lợi, thủy điện, cường độ khai thác cao, đánh bắt nhiều cá con, số lượng giảm
sút, có thể đến 20% trong 10 năm.
Phân
hạng:
VU A1c,d B1+2c,d,e.
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và Danh Lục Đỏ của IUCN (1994). Bảo vệ các
bãi đẻ của cá, không đánh bắt cá trong mùa sinh sản, không đánh bắt cá con, quy
định kích thước cá khai thác chiều dài trên 40 cm. Nghiên cứu sinh học tiến tới
sinh sản nhân tạo và nuôi để giảm khai thác tự nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.