Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá chép gốc
Tên Latin: Procypris merus
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ CHÉP GỐC

CÁ CHÉP GỐC

Procypris merus Lin, 1933

Procypris nigers Herre & Lin, 1934.

Họ: Cá chép Cyprinidae

Bộ: Cá chép Cypriniformes

Đặc điểm nhận dạng:

Cá cỡ trung bình, thân dày, mình như Cá chép nhưng hình dạng ngoài thô hơn nhiều. Miệng khá rộng. Có 2 đôi râu lớn. Mõm tù, khá dài. Trên mõm có nhiều u thịt nhỏ nhô lên làm cho môi trở nên ráp. Mắt lớn, khoảng cách 2 mắt khá rộng. Vây lưng có khởi điểm trước khởi điểm vây bụng. Các vây ngực, vây bụng và vây hậu môn đều kéo dài tới khởi điểm vây sau nó. Tia vây cứng của vây lưng và vây hậu môn có khía răng cưa sâu và khoẻ. Vây đuôi phân thuỳ, mút cuối gần bằng nhau. Hậu môn sát gốc vây hậu môn. Cá có vảy lớn. đường bên hoàn toàn, phần trước hơi lõm xuống, phần sau đi vào giữa cán đuôi. Lưng có màu sẫm, bụng trắng nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Cá chép gốc ăn tạp, thức ăn là các loài động vật không xương sống ở đáy và thực vật. Cá cỡ lớn trung bình. Cá thành thục sau 3 năm tuổi. Mùa đẻ vào tháng 11 - 12. Trứng dính. Bãi đẻ của cá là nơi có đáy cát đá và có nhiều cỏ nước, rong rêu.

Phân bố:

Trong nước: Lạng Sơn (sông Kỳ Cùng).

Thế giới: Trung Quốc (Lưu vực sông Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và sông Kim Sa tỉnh Vân Nam).

Giá trị:

Cá chép gốc có giá trị kinh tế, nhưng sản lượng thấp, giá trị kinh tế bị hạn chế. Cá này chỉ thấy ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) và sông Tây Giang (Trung Quốc). Theo Yeu và cộng sự (2000) loài cá này ở sông Tây Giang vẫn còn, điều đó chứng tỏ nó đã mất đi ở sông Kỳ Cùng chủ yếu do khai thác và hoạt động của con người hai bên ven sông.

Tình trạng:

Loài cá này phân bố hẹp, chỉ có ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn). Số lượng cá trưởng thành giảm sút nghiêm trọng tới trên 80%. Trong thực tế, ở các vực nước tự nhiên khu vực sông Kỳ Cùng không còn gặp loài cá này nữa. Theo nhân dân tỉnh Lạng Sơn (từ thị xã đến Thất Khê) cho biết loài cá này đã mất khoảng 20 năm nay do 2 nguyên nhân là đánh bắt quá mức làm thực phẩm, đáp ứng với việc gia tăng dân số và ảnh hưởng của nước thải ở mỏ Na Dương ra sông Kỳ Cùng.

Phân hạng: EW

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) với mức độ đe doạ bậc E, có nguy cơ bị tiêu diệt và danh sách các loài cần được bảo vệ của Ngành Thuỷ sản từ trước năm 1996. Nếu thấy xuất hiện, cần tuyệt đối cấm khai thác Cá chép gốc trên hệ thống sông Kỳ Cùng khoảng 10 năm, xử lý nước thải của khu mỏ Na Dương trước khi thải ra sông. Nhập Cá chép gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) về Lạng Sơn, nghiên cứu tạo giống, bổ sung số lượng các cho các vực nước tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá chép gốc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này