ẾCH VẠCH
ẾCH VẠCH
Chaparana delacouri
(Angel, 1928)
Rana
microlineata
Bourret, 1937
Rana
delacouri
Angel, 1928.
Họ: Ếch nhái Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Ếch vạch là một
loài ếch có kích thước lớn nhất miền Bắc nước ta, dài thân 90 - 160mm, có con
nặng tới 300g. Cơ thể to mập, mắt lồi rõ, phía sau mí mắt trên có một số gai nhỏ
hình chóp.
Một nếp
da rất rõ chạy từ mắt đến vai. Trên lưng có nhiều nếp da ngắn gián đoạn, trên
đùi có những nếp da dọc, trên cẳng chân có nhiều nếp da xiên. Mút ngón chân có
mấu tròn rõ. Lưng mầu nâu thẫm với những vết đen tương ứng với những nếp gấp da
trên lưng.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
trong những hang hốc đá, gốc cây ẩm ướt ven suối trong rừng sâu nơi có ít người
lui tới. Chúng sống tập trung ở đầu nguồn, nơi có nhiều đá to chồng lên nhau,
lòng suối ít nước hay bên những thác nước chảy mạnh. Vào những tháng lạnh (tháng
12 - 2) ếch rất ít hoạt động, trú trong những hang hốc tự nhiên ở ven suối. Sang
tháng 3 thời tiết trở nên ấm áp ếch bắt đầu ra hoạt động, mạnh nhất từ tháng 4 -
10. Chúng kiếm ăn từ lúc xẩm tối cho tới nửa đêm, đôi khi tới gần sáng ở ngay
suối. Thức ăn thường là ấu trùng chuồn chuồn, sâu non, gián rừng, kiến đen, cuốn
chiếu, ong, ốc... Đẻ trứng vào đầu mùa xuân ở ngay nơi nước suối chảy chậm hay
vũng suối tương đối lặng. ếch đẻ từ 40 - 50 trứng mầu vàng nhạt đường kính tới
6,6 - 7,2mm. Cá thể non thường ngâm mình trong nước còn cá thể trưởng thành
thích ngồi ở những nơi ẩm ướt ít người qua lại.
Phân
bố:
Trong
nước: Lào Cai (Sa Pa), Bắc Kạn (Đông Phúc, Xuân Hạt), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mỹ
Lương), Hoà Bình (Tu Lý, Đoàn Kết, Thượng Tiến).
Thế
giới: Chỉ có
ở Việt Nam
Giá
trị:
Loài
đặc hữu của Việt Nam, một trong những loài ếch rừng lớn nhất miền Bắc nước ta,
có giá trị khoa học, thẩm mỹ.
Tình
trạng:
Diện
tích phân bố <5000km2, chỉ tồn tại ở 4 điểm, bị săn bắt làm thực phẩm
nên số lượng suy giảm nghiêm trọng, rất hiếm gặp.
Phân
hạng:
EN B1+ 2a,b,c,d
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam bậc - T (1992, 2000). Biện pháp duy nhất để bảo vệ loài
là tuyên truyền giáo dục và kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và bảo vệ rừng, nhất
là rừng đầu nguồn.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 265.