CÁ CHÌNH HOA
CÁ CHÌNH HOA
Anguilla marmorata
Quoy & Gaimard, 1824
Anguilla mauritiana
Benneth, 1831
Anguilla bengalensis
Nguyen Hưu Duc, 1982.
Họ: Cá chình Anguillidae
Bộ: Cá chình - Anguilliformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Cá
cỡ trung bình, thân hình ống dài hình rắn. Miệng rộng, rạch kéo dài quá viền sau
mắt. Chiều dài đầu lớn hơn khoảng cách từ khe mang đến khởi điểm
vây lưng lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 ít khoảng cách giữa khởi điểm vây lưng và
khởi điểm vây bụng. Vây lưng có khởi điểm gần khe mang hơn tới hậu môn. Chiều
dài mõm lớn hơn chiều rộng đáy miệng. Răng trên xương gian hàm và xương lá mía
tạo thành dải rộng ở phía trước, hẹp dần về phía sau và kết thúc bằng mút nhọn.
Răng trên xương hàm trên có khoảng trống giữa hàng răng phía trong và hàng răng
phía ngoài. Dải răng trên xương lá mía kết thúc trước các dải răng trên xương
hàm trên. Cá có màu sẫm ở phía lưng, màu sáng ở
phía
bụng, trên thân có nhiều chấm hoa đen.
Sinh học,
sinh thái:
Cá
có chiều dài từ 50 - 70cm ứng với khối lượng 0,3 - 1,1 kg, cỡ lớn nhất có thể
đạt tới 1,2m và nặng 7 - 12kg. Cá Chình hoa thuộc loại cá dữ. Thức ăn là các
loại động vật không xương sống, cá con... Cá sống ở nước ngọt nhưng đến khi
thành thục cá di cư ra biển sâu để đẻ. Trứng nở thành ấu trùng dạng lá và nhờ
dòng hải lưu, sóng đưa từ biển khơi vào ven bờ. Sau khi biến thái nhiều lần
thành Cá chình con và di chuyển vào vùng nước ngọt nội địa sinh sống.
Phân bố:
Trong nước:
Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố), Thừa Thiên - Huế (sông Hương), Gia Lai (An Khê - sông
Ba), Kontum (hồ Đắc Uy), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc), Bình Định (đầm Châu Trúc -
huyện Phù Mỹ).
Thế giới:
Cămpuchia, Inđônêxia.
Giá trị:
Cá chình hoa có
thịt rất ngon và có giá trị xuất khẩu. Cá có triển vọng trở thành cá nuôi xuất
khẩu.
Tình trạng:
Trước đây Cá
chình hoa khá phổ biến ở các đầm phá, sông vùng ven biển miền Trung nhưng hiện
nay trở nên rất hiếm. Sản lượng Cá chình hoa khai thác tự nhiên ngày càng giảm
do bị săn lùng quá mức để tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác nơi cư trú bị thu hẹp
do xây dựng các công trình thuỷ lợi, đắp đập ngang sông, xây dựng các hồ chứa và
do sự bồi lắng các đầm hồ và sự canh tác nông nghiệp lấn dần của vùng xung
quanh. Số lượng cá trưởng thành giảm sút ước khoảng 20% trong 10 năm gần đây.
Phân hạng:
VU
A1c,d B1+2a,b.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) ở mức độ R và danh sách các loài cần được bảo vệ
của ngành Thủy sản từ trước năm 1996. Tuy nhiên chưa có quy chế khai thác và bảo
vệ loài cá này. Cần giảm cường độ khai thác ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Cần
sớm nghiên cứu kỹ hơn về loài cá này để có cơ sở khoa học xây dựng quy chế bảo
vệ và khai thác hợp lý.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.