CÓC MÀY GAI MÍ
CÓC MÀY GAI MÍ
Xenophrys palpebralespinosa
(Bourret, 1937)
Megophrys palpebralespinosa
Bourret, 1937.
Họ: Cóc bùn Megophryidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Đầu và trên lưng
có nhiều mụn nhỏ sần sùi. Trên mỗi mi mắt có một gai và nhiều mụn nhỏ. Có nếp da
hình chữ V ngược giữa lưng và nhiều nếp ngắn rải rác trên lưng và sườn. Trên đầu
có một vạch rộng màu xanh vàng nằm ngang chiếm nửa mi mắt trên. Trên mỗi bên vai
có một vệt lớn. Lưng màu xanh lục thẫm mốc trắng lốm đốm như vỏ cây. Phần dưới
của lưng có một vệt hình thoi giới hạn bởi nếp da hình chữ V ngược. Dài thân cá
thể đực: 36,5 mm; cá thể cái: 41mm.
Sinh học, sinh
thái:
Sống ở các khu vực bờ
nước, ven suối
ở các khu
rừng thường xanh núi cao từ 900 -2.800m.
Phân bố:
Trong nước: Hà
Giang (Tây Côn Lĩnh), Cao Bằng (Nguyên Bình), Lào Cai (Vườn quốc gia
Hoàng Liên), Vĩnh Phúc (Tam
Đảo), Gia Lai (Kon Ka Kinh).
Thế giới: Trung Quốc
(Vân Nam)
Giá trị:
Có giá trị khoa
học cao, loài hiếm, ít gặp.
Tình trạng:
Ước tính diện
tích phân bố chỉ < 100 km2, chỉ tìm thấy ở 5 đỉnh núi cao cách biệt
nhau (Tây Côn Lĩnh, Pia Oắc, Tam Đảo, Famsipan, Kon Ka Kinh. Nơi cư trú đang bị
thu hẹp dần lên cao nên các quần thể này đang trong tình trạng suy giảm nghiêm
trọng, số lượng ít, mỗi điểm chỉ 1 hoặc 2 cá thể rất khó gặp.
Phân hạng: CR
B1+ 2c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam bậc R (1992, 2000). Trong nhiều năm nay tình trạng của loài
không hề được cải thiện cũng như chưa có biện pháp đặc biệt gì để bảo vệ loài.
Ban quản lý các Khu bảo tồn Hoàng Liên, Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Tam Đảo cần
có các biện pháp tích cực hơn hạn chế việc khai thác rừng bừa bãi, săn bắt các
loài động vật trong đó có loài cóc nhỏ này. Hội thảo quốc tế “Đánh giá các loài
ếch nhái toàn cầu” (Băng Kok, 30/9 - 4/10/2002) đã xếp loài này vào bậc VU.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 264.