New Page 1
CÓC GAI MẮT
Megophrys
longipes
(Boulenger, 1885)
Megolophrys
longipes
Boulenger, 1885
Leptobrachium
(Megolophrys) montana
Tirant,1885
Họ: Cóc bùn
Megophryidae
Bộ: Không đuôi
Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Gọi cóc gai mắt vì ngoài bờ mi mặt trên có một mấu ngắn có dạng gai nhỏ
lồi ra ngoài. Mõm các góc cạnh và dài hơn hàm dưới. Ở mỗi bên đầu có một nếp da
kéo từ mắt xuống đến vai, có hai đôi nếp da mảnh từ vai nhập lại ở phía sau thân
cho đến chân lỗ huyệt. Trên ầu: ngang giữa hai mắt có một vệt sẫm hình tam giác.
Lưng màu xám có những vạch ngang màu sẫm ở các chân. Chiều dài thân khoảng 47
đến 65 mm.
Sinh học, sinh thái:
Cóc gai mắt đẻ trứng vào mùa hè, đẻ 10 - 12 trứng trên lá cây ẩm ướt cũng
như đám lá rêu ở thân cây và
nòng nọc phát triển trực tiếp trong trứng chứ
không phát triển ở ngoài môi trường nước như các loài ếch nhái khác. Cóc gai mắt sống ở vùng rừng núi, ban ngày ẩn dưới những tầng đất đá hoặc
ẩn trong các hang hốc dới hốc cây hoặc ở bờ đốc dưới đống lá cây rụng ở những
nơi tối, khi bị động chúng nhảy ra ngoài nhưng vì loá mắt nên rễ mất phương
hướng. Chúng có màu sắc dễ thay đổi.
Phân bố:
Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Tam Đảo),
Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Giang (Thăng Long), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã).
Thế giới: Thái Lan, Campuchia, Malaixia.
Giá trị sử dụng:
Cóc gai mắt có giá trị khoa học nhằm nghiên cứu tiến
hóa và phát sinh chủng loài các loài lưỡng cư ở Việt Nam và thế giới.
Tình trạng:
Số lượng cóc gai mắt còn rất ít. Mức đe dọa:
Bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắt, buôn bán loài lưỡng cư này, cần có biện
pháp gây nuôi ở nhưng Vườn quốc gia nơi có loài này sinh sống và cần có các biện
pháp bảo vệ thích hợp nhằm bào vệ nguồn gen..
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam trang 230.