New Page 1
Cóc mày phê
Brachytarsophys feae
(Boulenger, 1887)
Megalophrys feae
Boulenger, 1887
Họ: Cóc bùn
Megophryidae
Bộ: Không
đuôi Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Cóc mày phê có đầu rất lớn và dẹp. Đầu có một nếp da nằm ngang phân rõ ở
đầu và phía sau đầu, một nếp da từ mắt xuống đến vai, mi mặt trên có nhiều mấu
trong đó có một mầu lớn làm thành một bộ phân như cái sừng ở cá thể trưởng
thành. Lưng có màu nâu vàng lục. Có một hoa văn hình chữ T hay Chữ Y ở trên đầu.
Chiều dài thân ở cá thể đực 82 mm, cá thể cái là 110 mm.
Sinh học,
sinh thái:
Từ tháng 9 đến tbáng 12, những
con đục tập trung ở các suối nấp dưới các khe đá kêu liên tục gọi cái từ lúc xẩm
tối. Chúng ghép đôi và đẻ trứng trong hang hay dưới các tảng đá để tránh bị nước
cuốn đi. Cóc mày phê sống ở rừng, trên núi cao từ 700 - 1.500m. Thường nấp kín trong
các hang ven suối hay dưới các tảng đá lớn.
Phân bố:
Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Giá trị sử dụng:
Cóc mày phê có giá trị về mặt khoa học, giúp cân
bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên.
Tình trạng:
Cóc mày phê rất hiếm gặp. Mức đe dọa: Bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắt.cần bảo vệ các quần thể còn sót lại của loài
này ở một số nơi như Mẫu Sơn, Vĩnh Phúc
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt
Nam
trang 229.