RÙA NÚI VÀNG
RÙA NÚI VÀNG
Indotestudo elongata
(Blyth, 1835)
Họ: Rùa cạn Testudinidae
Bộ: Rùa Testudinata
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài rùa cạn có cơ thể cỡ trung
bình, chiều dài mai khoảng 275mm.
Trên
đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa. Phía trước
yếm
phẳng, phía sau yếm lõm sâu. Con đực có đuôi dài, cứng, yếm lõm sâu; con cái có
đuôi ngắn, mặt dưới yếm con cái phẳng và lõm ở con đực. Chân hình trụ, ngón chân không có màng da.
Mai màu
vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen.
Sinh
học, sinh thái:
Rùa
sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp,
không sống dưới nước như các loài rùa đầm và rùa nước ngọt khác. Ở miền Nam
Việt Nam, về mùa khô, rùa có cá tính ngủ khô, chúng nằm lì trong bụi và không
ăn. Sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu là
thực vật: hoa quả,
rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc
11 hàng năm, đẻ từ 4 - 5 trứng, có kích thước 50/40mm và có tập tính vùi trứng
trong đất.
Phân bố:
Trong
nước:
Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây,
Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia
Lai, Darlak, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thế giới: Trung Quốc,
Lào, Cambodia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Philippin.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái của loài này
trong tự nhiên. Chúng còn được nuôi ở những nơi vui chơi, giải trí
(vườn động vật).
Tình trạng:
Hiện nay số lượng
ngoài tự nhiên giảm sút > 50% do săn bắt quá mức.
Loài này được buôn bán và nuôi cảnh tràn lan nên bị săn bắt nhiều, hơn nữa sinh
cảnh sống của chúng đang bị tàn phá dẫn đến mất nguồn thực ăn tự nhiên
Phân hạng:
EN A1d + 2d.
Biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắt, buôn
bán. Cần tổ chức nhân nuôi để bảo vệ
nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 256.