ô rô VẢY
ô rô VẢY
Acanthosaura
lepidogaster
Cuvier, 1829
Calotes
lepidogaster
Cuvier, 1829
Goniocephalus
lepidogaster
Bourret, 1937
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Ô rô vảy có cơ thể dẹp bên. Sau cổ có một gai và lại có một gai ngắn ở gáy
khoảng phía trên màng nhĩ. Các vảy lưng có kích thước không đồng đều. Mặt lưng
có màu sẫm nhạt màu da đỏ hay nâu đen không đều chạy ngang lưng và bên chân ở
một số các thể sau gáy có vệt xám hình thoi, thân có những vệt trắng mốc. Đuôi
các những khúc xám xen kẽ các khúc sánh nhạt. Ô rô vảy có chiều dài thân khoảng
50 - 100mm, đuôi khoảng 65 - 200mm.
Sinh học, sinh thái:
Ô rô vảy chủ yếu ăn sâu bọ (cánh cứng, châu chấu, gián rừng, kiến, sâu non),
ngoài ra chúng còn ăn cả giun, nhện ốc. Ô rô vảy đẻ trứng vào thời gian từ tháng
8 - 10 hàng năm, đẻ khoảng 10 - 20 trứng.
Ô rô vảy phổ biến ở những vùng rừng núi trung du. Chúng sống trên các cây trong
rừng, sa van hoặc nương bãi. Từ tháng 3, 4 - 10, 11, ô rô hoạt động
kiếm ăn nhiều về ban
ngày. Về mùa đông chúng trú rét trong các khe và hốc cây.
Phân bố:
Việt Nam: Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa
Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Komtum, Lâm Đồng.
Thế giới:
Nam
Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải
Nam),
bắc Thái Lan, Cambodia.
Giá trị:
Ô rô vảy có gíá trị khoa học và thẩm mỹ,
có thể nuôi trong các khu vực vườn thú. Hiện nay chúng
đang là loài đang bị buôn bán làm cảnh.
Có giá trị nghiên cứu khoa
học về sinh thái và tập tính của loài. ...
Tình trạng:
Hiện nay số lượng ô rô vảy giảm sút do thiếu chỗ ở thích hợp.
Do việc khai thác rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên. Cần có
những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài này phân bố. Cấm săn bắt, cần tổ chức
nuôi nhốt để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt
Nam năm 2007 - trang 193.