Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sâm cau
Tên Latin: Peliosanthes teta
Họ: Tóc tiên Convallariaceae
Bộ: Măng tây 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SÂM CAU

SÂM CAU

Peliosanthes teta Andr., 1810

Teta viridiflora Roxb., 1832

Peliosanthes tonkinensis Wang & Tang, 1936

Họ: Tóc tiên Convallariaceae

Bộ: Măng tây Asparagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ nhiều năm, thân rễ nằm ngang dưới đất, dài 2 - 10 cm, nhiều đốt. Lá 2 - 5, mọc tụm ở đầu thân rễ, cuống lá dài 15 - 30 cm; phiến lá hình mũi giáo, thuôn, cỡ 25 - 35 x 2,5 - 5,5 cm. Cụm hoa chùm, dài 20 - 30 cm, có 10 - 20 hoa, ở phía trên trục cụm hoa, trong mỗi lá bắc có 2 - 6 hoa. Hoa màu xanh nhạt, mép tím hồng, đều, lưỡng tính. Bao hoa 6 mảnh, hình bánh xe, dính nhau ít nhiều ở phía dưới, phía trên 6 thuỳ, xếp thành 2 vòng; có vòng tràng phụ. Nhị 6, đính ở mép trong của có vòng tràng phụ, chỉ nhị gần như không có. Bầu trung, 3 ô, mỗi ô 2 - 3 non. Quả mọng, màu đỏ tươi, hình trứng dài 0,8 - 1 cm, một số nứt ra trước khi quả chín, hạt 2 hoặc ít hơn

Sinh học, sinh thái:

Mùa ra hoa tháng 1 - 11, quả tháng 7 - 12. Mọc tự nhiên nơi đất ẩm nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng mưa mùa, rừng lá rộng thường xanh, hốc cây, hốc đá.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Phong Thổ), Sơn La (Mộc Châu), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thanh Hoá, Lâm Đồng, Ninh Thuận.

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaysia.

Giá trị:

Thân rễ dùng làm thuốc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng khử đờm chỉ khái, thư can, chỉ thống dùng làm thuốc bổ, chữa ho, di tinh, đau ngực, ngực bị tổn thương.

Tình trạng:

Là cây thuốc được nhân dân miền núi khai thác nhiều để làm thuốc sẽ dẫn dến cạn kiệt, thêm nữa nạn phá rừng làm nương rẫy ở miền núi cho nên nơi cư trú bị xâm hại và thu hẹp.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ triệt để ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Có biện pháp khai thác hợp lí, đồng thời đưa vào trồng trọt để bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 387.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sâm cau

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này