LAN LEN NỈ
LAN LEN NỈ
Eria
spirodela
Aver. 1988.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ:
Phong lan Orchidales
Đặc điểm nhận dạng:
Lan phụ sinh trên cây gỗ
hoặc bám trên đá, không có lá. Bọng trưởng thành nhẵn, nhìn mặt trên tròn hay
hình trứng, đường kính (4)5 - 7(9) mm, hơi dẹt, hình bầu dục, dầy 1 mm, khi non
màu xanh sáng, bóng, khi già mờ đi, mặt dưới trắng, mép có các sẹo dài 0,5 - 1
mm. Các chồi dinh dưỡng và sinh sản phân bố ở mép của bọng. Cụm hoa dài 8 - 15
mm, có 1 - 2 hoa. Hoa màu vàng - xanh nhạt, hầu như trắng, không có mùi; lá đài
giữa và cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài gần 5 mm, rộng 1 mm; lá đài bên dài 5
mm, đỉnh nhọn, phần giữa rộng ra, gốc rộng 2,5 mm. Môi hình mác, dài khoảng 4
mm, cong hình liềm, có 2 đường sống nạc, mặt trên có lông ngắn, có khớp động với
gốc cột.
Sinh học và sinh thái:
Ra hoa vào tháng 9. Tái sinh bằng
chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ hoặc trên đá trong rừng, ở độ cao 600 - 900
m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng Bình (Kẻ
Bàng), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã), Kontum (Kon Plông, Măng Đen).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị:
Loài đặc hữu và nguồn gen quý của
Việt Nam.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố và nơi cư trú
chia cắt mạnh. Tuy có 1 điểm phân bố nằm trong vườn quốc gia nhưng nơi cư trú
vẫn bị đe dọa xâm hại. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng.
Phân hạng: EN
B1+2e.
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị xây dựng khu bảo
tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có
thể của loài này về khu vực bảo tồn chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 447.