DÂY BÁNH DẦY ẤN ĐỘ
THUỐC CÁ ẤN ĐỘ
Derris indica
Bennet, 1971
Dalbergia
arborea
Willd., 1802
Dolichos
arboreus
Roxb. ex Wight & Arn., 1834
Galedupa
arborea
Roxb., 1814
Millettia
novoguineensis
Kaneh. & Hatus., 1942
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ:
Đậu Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ rụng lá,
cao 10 - 15m hay hơn, đường kính 50 - 60 cm, cành xoè rộng, vỏ thân nhẵn, màu
xám xanh. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 2 - 5 đôi, mọc đối, lá tận cùng lớn hơn,
hình trái xoan, nguyên, nhẵn bóng, hơi dai. Hoa màu trắng, tím hay hồng xếp
thành chùm ở nách, dài 10 - 15 cm, có 2 lá bắc con nằm về phía giữa của cuống
hoa. Quả đậu hoa gỗ, phẳng, ở đỉnh có một mũi nhọn ngắn và cong, không mở. Hạt
đơn độc, dẹt, có vỏ mềm, có những đường lồi tạo thành mạng, màu đỏ sáng.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc ở các khu
rừng ngập mặn hoặc bán ngập mặn và phổ biến nhiều ít ở vùng ven biển và sát bờ
nước, cũng thường được trồng. Ra hoa tháng 5 - 7, quả tháng 7 - 8.
Phân bố:
Trong nước: Mọc
hầu khắp ở các tỉnh miền Tây Việt Nam như Long An, An Giang, Vĩnh Long đến Cà
Mau.
Nước ngoài:
Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Đảo Caroline, Trung Quốc, Fiji, Hải Nam,
Ấn Độ, Nhật Bản, Jawa, Đảo Sunda, Malaya, Marianas, Myanmar, Nansei-shoto, New
Caledonia, Đảo Nicobar, Pakistan, Philippines, Queensland, Samoa, Sri Lanka,
Sumatera, Đài Loan, Thái Lan, Vanuatu.
Công dụng:
Hạt được dùng
ngoài trị các bệnh ngoài da. Dầu hạt có nhiều công dụng trong việc trị các bệnh
về da: ghẻ ngứa, mụn nhọt và các bệnh khác. Ở Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc người
dân còn dùng làm thuốc trị thấp khớp. Dịch rễ dùng rửa những vết loét hoại thư.
Có thể phối hợp với một lượng tương đương sữa dừa và nước chanh để trị bệnh lậu.
Lá làm thành thuốc đắp vết loét nhiễm trùng do sâu bọ cắn. Vỏ tươi được dùng làm
nước uống trị bệnh trĩ chảy máu, ở Philippin vỏ được dùng làm thuốc gây sẩy thai.
Ở nhiều nước, người ta dùng hạt và cả rễ cây làm thuốc duốc cá, dầu hạt cũng
được dùng trị tê thấp, chế xà phòng và nến.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung, Trần Hợp - WebAdmin.