BẮT RUỒI BÁN NGUYỆT
BẮT
RUỒI BÁN NGUYỆT
Drosera lunata
Buch.-Ham. ex DC., 1824
Drosera
peltata
subsp. auriculata (Backh. ex Planch.) B.J.Conn, 1981
Sondera
auriculata
(Backh. ex Planch.) Chrtek & Slavíková, 1999
Họ: Bắt ruồi Droseraceae
Bộ: Nắp ấm Nepenthales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây cỏ hàng năm,
kích thước trung bình khoảng từ 10 cm đến 35 cm. Thân của cây dài, phân nhánh.
Lá hình dáng bán nguyệt với các gân lá hình lọng, ở đầu lông lá có các chất kết
dính dùng để bắt côn trùng. Cuống là khá dài và mảnh. Hoa 5 cánh, to, màu
trắng, hoa mọc chùm, mọc ở ngọn. Hoa có cuống dài 3 - 5 cm, không lông, nhị 5, bầu
có 3 ô, cao khoảng 6 mm. Quả nang, gồm 3 mảnh, chứa nhiều hạt.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa bóng, mọc
ở các trảng cỏ hay dưới các tán rừng Thông ba lá Pinus khasya ở độ cao
800 - 1.500 m. Cây có khả năng chịu hạn và chịu đất xấu, cạnh tranh với các loài
cỏ khác dưới tán rừng.
Phân bố:
Trong nước: Cây được tìm thấy mọc nhiều trên các đồi cỏ cao phía các cao nguyên
rộng ở một số khu vực của tỉnh Bình Phước, Dak Nông, Lâm Đồng như Di Linh, Lạc
Dương hay Đà Lạt.
Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc Bắc Trung Bộ, Trung Nam Trung
Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Nhật Bản, Jawa, Hàn Quốc, Lào,
Đảo Sunda Nhỏ, Myanmar, Nansei-shoto, Nepal, New Guinea, New South Wales,
Philippines, Queensland, Sri Lanka, Sulawesi, Đài Loan, Thái Lan, Tây Tạng, Tây
Himalaya.
Công dụng:
Cây có chứa
enzym proteolytic giống như chất pepsin. Chất này có nhiều tác dụng
trong việc điều chế thuốc chống lại một số bệnh khá công dụng đặc biệt trong
việc chữa trị bệnh ho gà, suyễn hay xơ mạch máu.
Mô tả loài:
Phạm Văn Thế, Phùng Mỹ Trung, Trần Hợp - WebAdmin.