Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Red - Lan thanh thiên quì
Tên Latin: Nervilia fordii
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Măng tây Asparagales 
Lớp (nhóm): Lan đất  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THANH THIÊN QUỲ

THANH THIÊN QUỲ

Nervilia fordii (Hance) Schlechter, 1911.

Pogonia fordii Hance, 1885.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo, mọc ở đất, có củ chìm, đường kính 1 - 2 cm, ra hoa và lá không đồng thời. Cuống lá dài 8 - 15 cm. Lá màu xanh, mặt dưới hơi tía, dài 5 - 7 cm, rộng 8 - 10 cm, hình tim rộng, mép hơi lượn sóng. Cụm hoa cao 15 - 20 cm. Hoa màu trắng với các chấm màu tím - tía. Lá đài và cánh hoa hẹp, xoè, cùng kích thước. Môi chia 3 thùy, có lông dày.

Sinh học và sinh thái:

Ra hoa vào tháng 3 - 4, kết quả 5 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác trong rừng, các kẽ đá, nơi bóng rợp, ở độ cao 200 - 1000 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai, Yên Bái , Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng (Cát Bà).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Làm thuốc, lá trị ho, giải độc (nhất là ngộ độc do ăn nấm). Cũng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa ho, lao phổi. Lá giã đắp lên chỗ đau nhức, chữa mụn nhọt, vết loét. Có trồng làm cảnh, hoa màu trắng.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú và nhất là đối tượng săn tìm khai thác "tuyệt diệt".

Phân hạng: EN A1d+2d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài có Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­­ương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 456.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Red - Lan thanh thiên quì

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này