Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Red - Lan kim tuyến không cựa
Tên Latin: Anoectochilus acalcaratus
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Măng tây Asparagales 
Lớp (nhóm): Lan đất  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KIM TUYẾN KHÔNG CỰA

KIM TUYẾN KHÔNG CỰA

Anoectochilus acalcaratus Aver. 1996.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, mọc ở đất, có thân bò rồi đứng, cao khoảng 10 cm. Có 3 - 5 lá màu lục sẫm, mượt như nhung, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, kích thước 7 x 4 cm, có 3 gân hình cung. Cụm hoa 3 - 6 cm, có 2 - 3 lá bắc nhỏ, có 4 - 6(8) hoa thường không nở rộng. Lá bắc 8 - 10 mm, dài hơn bầu. Đài màu xanh nhạt, mép hơi trắng, hình bầu dục, có lông, kích thước 3 - 8 x 3 mm. Cánh hoa trắng, gốc xanh nhạt, hình mác hẹp, kích thước 6 x 1 - 1,5 mm, không có lông. Môi màu trắng, hơi dài hơn lá đài, ở giữa có một đường sống thấp, kéo dài, không có chai hoặc tuyến, dài 5 mm, có 3 - 4(5) răng. Thùy bên của epichile không khác nhau, kích thước 4 - 4,5 x 2,5 - 3 mm. Cột cao 3 mm, có 2 u lồi ở gốc.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc ở nơi bóng và ẩm, dọc suối, trên đất hay hốc trên vách đá, ở độ cao 1900 - 2300 m.

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Kontum (Ngọc Linh).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam. Có giá trị làm cảnh vì cây có lá đẹp, hoa màu trắng. Ngoài ra còn có giá trị làm thuốc.

Tình trạng:

Có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp; mới chỉ tìm thấy ở dãy núi Ngọc Linh (Kontum). Đây là đối tượng săn tìm thu hái (nhổ toàn cây) của tư thương để làm thuốc. Vì vậy, loài này có nguy cơ lâm vào tình trạng tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên do việc thu hái quá mức và phá rừng làm mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.

Phân hạng: EN A1d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài có trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­­ương mại. Xác định cụ thể hơn điểm có cây mọc tự nhiên còn sót lại ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Kết hợp với việc thu thập về trồng bảo tồn ngoại vi (Ex situ).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 406.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Red - Lan kim tuyến không cựa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này