Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mái dầm
Tên Latin: Cryptocoryne ciliata
Họ: Ráy Araceae
Bộ: Ráy Areales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MÁI DẦM

MÁI DẦM

Cryptocoryne ciliata Wydler

Họ: Ráy Araceae

Bộ: Ráy Arales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo thuỷ sinh có thân ngầm trong bùn, to 15mm. Lá đứng hình giáo thon cao đến 30cm, nhọn hai đầu, gân phụ xéo, không dày lắm; cuống dài đến 20cm. Cụm hoa giữa lá, mo thân đo đỏ, mép có rìa dài, ống dài 15 - 17cm, phù ở gốc; buồng nhỏ, có phần đực cách phần cái; bầu 6 - 7 noãn. Quả nang có cạnh tròn, to 3 - 4cm; hạt dài 8mm. Mùa hoa quả tháng 5 - 8.

Nơi sống sinh thái:

Cây sống ở cửa sông, lạch, mương và rừng ngập mặn ven biển, ở hầu khắp các tỉnh phía Nam. Từ Bình Dương đến Kiên Giang

Công dụng:

Thân rễ sắc uống giải nhiệt. Dùng trị kiết lỵ; phối hợp với cỏ gừng, cỏ Hàn the. Lá dùng ngoài trị rắn cắn (Viện Dược liệu).  Loài này cũng được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.

 

Mô tả loài: Trần Hợp – Phùng Mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mái dầm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này