Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Móng rồng tây nguyên
Tên Latin: Artabotrys taynguyenensis
Họ: Na Annonaceae
Bộ: Na Annonales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẤM LY HỒNG THÔ

MÓNG RỒNG TÂY NGUYÊN

Artabotrys taynguyenensis Ban, 2000

Họ: Na Annaonaceae

Bộ: Na Annonales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo thân gỗ, dài 8 - 12 m. Cành non không có lông. Lá mỏng, nhẵn, dai, hình mác, cỡ 6 - 12 x 2 - 4 cm; chóp lá thành mũi rõ, gốc lá thường hình nêm, cụm hoa ở ngoài nách lá, mọc so le hoặc đối diện với lá, gồm 1 - 5 hoa; trục chung dài 1 - 2 cm, uốn cong hình móc câu, không có lông; cuống hoa dài 1 - 1,5 cm, ở gốc mang 4 - 6 lá nhỏ dạng vẩy. Lá đài hình tam giác nhọn, cỡ 3 x 3 mm, hơi có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa của 2 vòng gần giống nhau và chỉ hơi có lông thưa; những chiếc ngoài hình mác, dài 2,5 - 3cm, rộng gần 7mm, thắt eo ở gần gốc; cánh hoa trong dài bằng cánh hoa ngoài, có phiến thẳng, rộng chừng 7 mm. Nhị nhiều, dài trên 1 mm; mào trung đới lồi, nhọn đầu; chỉ nhị ngắn. Lá noãn khoảng 15, hơi dài hơn nhị; bầu không có lông; núm nhụy hình ống chỉ, dài gần bằng bầu. Noãn 2, đính gốc phân quả không có lông, hình trứng ngược, hơi nhọn đầu, dài cỡ 3,5 cm, đường kính trên 1,5 cm, phía gốc thót dần thành cuống ngắn (dài 4 - 6 mm); vỏ quả day chừng 1 mm.

Sinh học và sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh ở độ cao trên 500 m nơi có khí hẩu ôn hòa. Cây ưa đất tốt, có tầng mùn cao, ưa ẩm và ít chịu khô hạn. Cây ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 5 - 6.

Phân bố:

Trong nước: Loài đặc hữu Việt Nam, Mới gặp ở Trung bộ Việt Nam: Đác Lắc (Đác Nông, Đạo Nghĩa; Đác Mil, Đức Minh), Lâm Đồng (Di Linh, Đinh Trang Thượng).

Nước ngoài: Chưa có dẫn liệu.

Công dụng:

Cây có hoa thơm, đẹp, tạo thành bụi lớn, nên có thể trồng làm cảnh ở các công viên. Người đồng bào tây nguyên dùng lá để nấu nước uống trị đau bụng.

 

Tài liệu dẫn: Thực vật chí Việt Nam - Nguyễn Tiến Bân - tập 1 - trang 136.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Móng rồng tây nguyên

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này