RONG CÙI BẮP CẠNH
RONG CÙI BẮP CẠNH
Turbinaria decurrens
Bory, 1826
Họ: Rong mơ Sargassaceae
Bộ: Rong fuca Fucales
Đặc điểm nhận
dạng:
Rong mọc cao 10 -
30 cm, rễ to, phát triển và phân nhánh nhiều, dày đặc trên vật bám. Mỗi gốc rong
có một hoặc một vài nhánh chính. Lá mọc dày chung quanh nhánh, mỗi lá gồm một
phiến tròn hay gần hình tam giác, cứng và có nhiều răng cưa to, ở giữa phiến lõm
xuống và có mang phao, ổ lông mọc rải rác, cọng lá hình tròn hay hình 3 cạnh
tròn, dài cỡ 1 cm. Thỏi sinh sản (đế) hình trụ, mọc thành chùm dày, phân nhánh,
thường ở nách lá, khi rong còn non túi khí (phao) rất nhỏ, khi rong trưởng thành
túi khí mới phát triển; hình dạng của lá cũng thay đổi, gần tròn hay hình tam
giác với hai hàng răng cưa.
Sinh học, sinh
thái:
Rong mọc trên san
hô chết ven các đảo hay mũi đá ngoài xa, pohân bố rải rác ở sâu 1 - 3 mm, sinh
sản hữu tính nhờ sự phối hợp của giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh tử).
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hoà (Nha Trang), Ninh Thuận (Phan Rang), Bình Thuận (Phú
Quý).
Nước ngoài:
Malaysia, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo
với hình dạng của phao và lá, được khai thác cùng với các loại Rong mơ khác để
chiết alginar, làm phân bón.
Tình trạng:
Loài có nơi phân
bố hẹp, ở vùng phân bố cũng chỉ có rải rác, việc khai thác các loài rong Mơ cùng
với chúng trước khi rong hình thành giao tử sẽ làm suy giảm và mất.
Phân hạng: VU
A1a,c,d+2c.
Biện pháp bảo vệ:
Cần có biện pháp
khai thác đúng mùa vụ, khi rong đã phóng thích cơ quan sinh sản.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 521.