Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thanh thất núi
Tên Latin: Ailanthus altissima
Họ: Thanh thất Simaroubaceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THANH THẤT NÚI

 THANH THẤT NÚI

Ailanthus altissima (Mill.) Swingle, 1916

Toxicodendron altissimum Mill., 1768

Họ: Thanh thất Simaroubaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 15 - 20 m, vỏ có những đường nứt dọc nông. Cành non màu nâu đỏ, có lông mềm; lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 50 - 100 cm, có 11 - 25 lá nhỏ mọc đối, hình trứng ngọn giáo, nhọn dần thành mũi ở đầu, gốc lệch, dài 7 - 12 cm, rộng 2 - 4,5 cm, có 1 - 2 răng cưa thô ở gốc. Cuống lá nhỏ nhẵn. Hoa nhiều màu trắng vàng lục hợp thành cụm hình chùy ở đầu cành ngắn hơn lá. Hoa tạp tính. Hoa đực đài hợp ở dưới thành hình chuông trên xẻ 5 thùy, cánh tràng 5, có lông ở mép, 10 nhị dính chung quanh đĩa hoa. Hoa cái cánh đài và cánh tràng giống hoa đực, 5 nhị nhỏ, đĩa hình vành khăn 5 thùy, bầu có cạnh ứng với 5 lá noãn, đầu xẻ 5.

Quả có cánh dài 3 - 5 cm, có vân mạng ở giữa.

Sinh học sinh thái:

Cây mọc chủ yếu trong các khu rừng thường xanh ỡ độ cao trung bình đến 1.800m, loài ưa sáng, ưa đất dốc, thoát nước và có tầng mùn khá dày. Ngoài ra còn gặp ở nhiều kiểu địa hình khác nhau. Tái sinh hạt trung bình (có rất nhiều quả và hạt trên 1 cây nhưng tỷ lệ nảy mẩm không quá 30%, tái sinh chồi rất kém.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc trong rừng á nhiệt đới núi cao ở các tỉnh phía Bắc, có khả năng chịu hạn và đất xấu. Mới ghi nhận vùng phân bố mới ở Vườn quốc gia Côn Đảo.

Nước ngoài: Trung Quốc Nội Mông, Mãn Châu, Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Triều Tiên, Nhật Bản...

Công dụng:

Gỗ dùng đóng đồ đạc thông thường, đóng xe, thùng. Hạt có dầu. Vỏ thân, vỏ, rễ, quả có thể làm thuốc.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 704.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thanh thất núi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này