RONG MƠ CÔNG KỈNH
RONG MƠ CÔNG KỈNH
Sargassum congkinhii
Phamh., 1967
Họ: Rong mơ Sargassaceae
Bộ:
Rong fuca Fucales
Đặc điểm nhận
dạng:
Rong có màu nâu
đen, dài 80 cm đến hơn 1 m, đĩa bám tròn, cỡ 1 cm. Trục chính rất ngắn, mang 1 -
3 nhánh chính dẹp như dây nịt, rộng 3 - 4 mm. Các nhánh bên dài hơn 10 cm, mọc
thưa, cách nhau 4 - 6 cm. Lá dày, dài 5 - 7 cm, rộng 8 - 12 mm, cuống lá rất
ngắn, mép lá có răng cưa nhọn, không đều, gân giữa thấy được, ổ lông nhiều, rải
rác. Túi khí (phao) hình xoan, to 5 - 10 mm, ít khi có mũi, cọng phao dẹp hay có
cánh nhỏ, dài bằng phao. Thỏi sinh sản (đế) mọc thành chùm 2 - 4. Thỏi sinh sản
đực hình trụ, dài 1 - 2 cm; thỏi sinh sản cái ngắn hơn thỏi sinh sản đực, có 3
cạnh, có mang các răng cùn. Noãn cầu to 160 mm
Sinh học, sinh
thái:
Rong mọc ở vùng
triều có san hô chết, đá tản, ở độ sâu 1 - 2 m; rải rác, đôi khi thành quần thể.
Chỉ sống một năm. Sinh sản hữu tính nhờ sự phối hợp giao tử cái (trứng) và giao
tử đực (tinh tử).
Phân bố:
Trong nước: Mới
thấy ở Khánh Hoà (Nha Trang).
Nước ngoài: Chưa
biết.
Giá trị:
Loài đặc hữu của
Việt Nam. Rong dùng để chiết alginat, làm phân bón.
Tình trạng:
Loài mọc rải rác,
bị khai thác không đúng mùa vụ cùng với các loài phổ biến khác có khả năng gây
mất.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Cần có biện pháp
khai thác đúng mùa vụ, khi rong đã phóng thích cơ quan sinh sản.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 519.