THẦN PHỤC
THẦN PHỤC
Homalomena pierreana
Engl., 1912
Homalomena
griffithii
(Schott) Hook.f., 1893
Chamaecladon
griffithii
Schott, 1858
Họ: Ráy Araceae
Bộ: Ráy Arales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thảo, sống
nhiều năm; thân thường mọc đứng, chỉ có một phần gốc (thân rễ) nằm ngang, cao 30
- 60 cm; đường kính thân 1,5 - 2,5 cm; bẻ ra thấy có xơ, mùi thơm đặc biệt. Lá
thường mọc tập trung ở ngọn, gồm 3 - 6 cái; có cuống, gốc tạo thành bẹ, dài 10 -
25 cm. Phiến lá hình thìa hoặc hình trái xoan, đầu lá tròn đôi khi tạo thành mũi
nhọn ngắn; gốc lá tròn ít khi tạo thành hình tim; kích thước phiến lá 15 - 25 x
13 - 15 cm. Cụm hoa bông mo, gồm từ 1 - 3 cái, mọc ở kẽ bẹ lá; cuống dài 7 - 13
cm; mo dài 4 - 6 cm, đường kính 1,8 - 2,5 cm; trong cụm hoa: phần hoa đực ở trên
dài 1,5 - 2 cm; phần hoa cái ở dưới, dài 2 - 2,3 cm. Quả hình hạt ngô, dài 3,5 -
4 mm, rộng 3 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6 -
7, quả tháng 7 - 10. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Khi bị gãy hoặc cắt, phần gốc
còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc dọc theo hành
lang các khe suối dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, còn nguyên sinh hay tương
đối nguyên sinh, ở độ cao từ 500 - 700 m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Nam (Trà My: Trà Cang, Trà Mai, Trà Nam, Trà Don, Trà Giác, Trà Giáp; Phước Sơn:
Phước Đức, Phước Hiệp, Phước Thành), Quảng Ngãi.
Nước ngoài: Ấn
Độ, Borneo, Campuchia, Malaya, Myanmar, Đảo Nicobar, Sumatera, Thái Lan.
Giá trị:
Là nguồn gen quý;
thân và thân rễ được sử dụng như một số loài thiên niên kiện cùng chi Homalomena
Schott, làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, chống nôn, ăn uống khó tiêu...
Tình trạng:
Đã từng bị khai
thác; vùng phân bố hạn chế, nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp làm thu hẹp môi
trường sống. Đang bị giảm sút nhiều.
Phân hạng:
VU A1c, B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ triệt để
điểm phân bố ở khu rừng đặc dụng "Thác năm tầng" thuộc xã Trà Mai (Trà My). Khai
thác hạn chế và chỉ lấy dược liệu ở những cây thần phục có phần thân và phần
thân rễ dài trên 20 cm. Khi khai thác chừa lại gốc cho cây tái sinh.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 377.