DỨA DẠI GỖ
DỨA DẠI GỖ
Pandanus odoratissimus
L.f.
Pandanus
tectorius
Park. ex Z.
Họ: Dứa dại Pandanaceae
Bộ:
Dứa
dại Pandanales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây nhỏ, phân
nhánh ở ngọn, cao 2 - 4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất.
Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1 - 2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai
nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa
rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối
hình trứng dài 16 - 22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ
thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.
Sinh học, sinh
thái:
Dứa dại thường
phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn;
rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông,
khắp nước ta. Là loài cây chịu mặn và chắn gió biển rất tốt.
Phân bố:
Loài phân bố rộng
trên các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt
Nam, Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan), Nam quần đảo Ryu Kyu Malaixia, Micronesia
và Philippin. Ở nước ta loài này mọc ở Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng
Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Công dụng:
Rễ thu hái quanh
năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi
hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô. Rễ dùng
trị Cảm mạo phát sốt; Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu; Viêm
gan, xơ gan cổ trướng.
Ở Ấn Độ, lá được
dùng trị bệnh phong, phó đậu, giang mai, ghẻ và bệnh bạch bì. Tinh dầu lá dùng
trị bệnh đau đầu và thấp khớp. Cũng cần lưu ý là lá dứa gỗ có thể dùng lấy sợi
dệt. Hạt có thể ăn được, cùi quả nếu nấu kỹ để loại bỏ các tinh thể oxalat Ca,
có thể dùng ăn. Còn hương liệu từ hoa và lá bắc, nếu thêm dầu dừa (hoặc sáp ong
trong và dầu cây Ươi) dùng làm mỹ phẩm bôi môi. Có khi người ta còn dùng chồi
non ở ngọn làm rau ăn như nõn dừa; phần gốc trắng và mềm của lá dứa gỗ cùng ăn
được.
Tài liệu dẫn:
Cây cỏ có ích ở Việt Nam – Võ Văn Chi, Trần Hợp – Trang 353.