NƯA GIÁN ĐOẠN
NƯA GIÁN ĐOẠN
Amorphophallus interruptus
Engl. & Gehrm., 1911
Họ: Ráy Araceae
Bộ:
Ráy Arales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ thân củ, cao
30 - 35 cm. Củ nhỏ, gần hình cầu, đường kính 1,5 - 3 cm, trắng, phần gốc nhẵn,
phần đỉnh hơi phồng lên và nhăn lại theo chiều ngang. Lá đơn độc, lục nhạt;
cuống lá hình trụ, mảnh, dài 18,5 - 25 cm, rộng 0,7 - 1.5 cm, nhẵn; phiến lá có
đường kính 20 - 40 cm, xẻ 3 thuỳ; lá chét nhiều trên mỗi thuỳ, lá chét hình mác
thuôn tới trứng ngược, dài 7 - 20 cm, rộng 2 - 6,5 cm, gốc một bên men xuống
cuống, đỉnh nhọn tới có mũi nhọn. Bông mo xuất hiện trước lá; cuống bông mo hình
trụ, mảnh, dài 13 - 35 cm, trắng hoặc trắng xanh; mo hình tam giác, bao lấy phần
hữu thụ, dài 4 - 6 cm, rộng tới 12 cm, gốc cuộn thành ống rất ngắn, đỉnh nhọn;
bông dài hơn mo nhiều; phần mang hoa cái hình trụ, dài 1,5 - 2 cm, đường kính 1
cm; phần mang hoa đực hình nón, dài 3 - 5 cm, đường kính 1 - 1,5 cm ở gốc, hoa
đực xếp thành dải nằm ngang trên trục hoa; phần phụ hình nón thuôn, dài 5 - 10
cm, rộng độ 1 cm, mặt ngoài nhẵn. Bầu gần hình cầu, đường kính độ 3 mm; vòi nhuỵ
rõ, dài gần bằng bầu; núm nhuỵ nhô lên, chia thuỳ; nhị dài 1 mm, rộng 1,5 mm,
không cuống, mở bằng lỗ hình thận ở đỉnh.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6 -
7, quả tháng 10. Cây sống trên khe núi đá vôi, chỗ có đất mùn, ở độ cao 300 -
500 m.
Phân bố:
Trong nước: Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì), Hà Nam, Ninh Bình (Nho Quan, Kiện Khê,
Vườn quốc gia Cúc Phương).
Nước ngoài: Chưa
biết.
Giá trị:
Loài đặc hữu và
là nguồn gen quí hiếm của miền Bắc Việt Nam.
Tình trạng:
Khu phân bố rất
hẹp, số lượng cá thể ít. Theo tài liệu cũ (Engler, 1911 & Gagnepain, 1942) loài
này có nơi phân bố ở Ninh Bình (Kiện Khê) và Hà Tây (Ba Vì). Nhưng theo thực tế
điều tra vùng Kiện Khê rừng đã bị biến mất từ lâu, chỉ còn trơ trụi núi đá vôi
đang bị khai thác, không gặp lại loài này. Cũng như ở Kiện Khê, qua nhiều đợt
thực địa, chúng tôi cũng không gặp lại loài này ở Ba Vì. Nhưng chúng tôi lại tìm
thấy loài này ở Bích Động và vườn Quốc gia Cúc Phương, trên các núi đá vôi nhưng
số lượng cá thể rất ít, mỗi nơi đã gặp, chỉ có số lượng dưới 10 cây.
Phân hạng: LR/cd
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị thu lượm
củ và hạt để nhân giống, khi cây đủ lớn có thể trồng lại tại nơi sống của loài.
Bảo vệ triệt để tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 371.