RONG KỲ LÂN
RONG KỲ LÂN
Kappaphycus cottonii
(W. v.Bosse) Doty, 1988
Eucheuma
cottonii W. v. Bosse, 1980
Eucheuma okamurai
Yamada, 1882
Eucheuma
crustiforme
W. v. Bosse, 1810
Họ: Rong kỳ lân Solieriaceae
Bộ:
Rong giga Gigartinales
Đặc điểm nhận
dạng:
Rong mọc thành
bụi dày đặc do sự liên kết các nhánh bò. Trục chính hình trụ, tròn dẹt hoặc dẹt
ép, rộng 9 - 10 mm; có bàn bám, bám chắc vào vật bám; chia nhánh có quy luật
hoặc không. Có nhiều mấu gai ở mặt phía trên (phía lưng), đôi khi kéo dài, phình
to ra hình thành bàn bám; ở phía dưới (bung) các mấu gai tương đối dày, cao 1 -
3 mm, đường kính 2 - 3 mm, đỉnh tù; những mấu này ở mép dài ra hình thành những
nhánh mới thường đan xen vào nhau. Tản với thể chất tương đối cứng đến chất sụn.
Cắt ngang thân: phần lõi là những tế bào lớn, không có tế bào căn trạng; phần da
trong là vài hàng tế bào hình trứng, càng ra ngoài mép càng nhỏ dần; phần biểu
bì là 1 - 2 lớp tế bào nhỏ chứa sắc tố. Túi bào tử bốn ở phần da trong và biểu
bì cắt theo bậc thang. Túi bào tử quả chưa phát hiện.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trên san hô
chết vùng triều giữa và triều thấp (độ sâu 0,7 - 2,0 m), độ muối khoảng 30 -
34%, nhiệt độ 20 - 27 oC, phát triển quanh năm.
Phân bố:
Trong nước: Đà
Nẵng (Hoàng Sa), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hoà (Sơn Ca), Ninh Thuận (Sơn Hải).
Nước ngoài: Trung
Quốc, Philippin, Guyam, Tanzania.
Giá
trị:
Nguyên liệu để chiết xuất carrageenan (kappa - carrageenan) trong
công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra còn được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn gia súc,
phân bón, thuốc trừ sâu, dược liệu.
Tình trạng:
Phân bố chia cắt,
bị khai thác phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương phẩm. Ngoài ra nơi cư trúi bị
thu hẹp do các hoạt động khai thác hải sản ven bờ nhất là các rạn san hô.
Phân hạng: EN
A1a,c,d, B1+2b, e.
Biện pháp bảo vệ:
Cần khoanh vùng
bảo vệ, hạn chế việc khai thác hải sản ven bờ bằng các loại dụng cụ làm ảnh
hưởng hoặc mất nơi sống của loài này (chất nổ, lưới dã cào).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 517.