Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rong mơ qui nhơn
Tên Latin: Sargassum quinhonense
Họ: Rong mơ Sargassaceae
Bộ: Rong fuca Fucales 
Lớp (nhóm): Rong biển  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RONG MƠ QUI NHƠN

RONG MƠ QUI NHƠN

Sargassum quinhonense Dai, 1992

Họ: Rong mơ Sargassaceae

Bộ: Rong fuca Fucales

Đặc điểm nhận dạng:

Rong khô có màu nâu đen, mọc cao 1,5 - 2 m hay hơn, đĩa bám mỏng nhưng rất chắc, đôi khi có chia thuỳ, hai trục chính có thể cùng chung một đĩa bám. Trục chính rất ngắn, mang 2 - 4 nhánh chính hình trụ, mịn, rộng cỡ 1 mm, trơn nhẵn. Các nhánh bên dài hơn 20 cm. Lá tương đối dày, ở phần gốc dài 5 - 8 cm, rộng 0,5 - 1 cm. Lá ở phần trên ngắn hơn, chót lá cùn, cuống thon; mép lá không răng cưa, hơi gơn sóng hay nguyên, gân giữa thấy được, ổ lông nhỏ, rải rác. Túi khí (phao) nhiều, hình xoan, to 0,5 - 1 cm. Túi khí thường nằm ở chót lá và tận cùng có 2 gai như vành tai. ở các nhánh phía trên, lá có mang túi khí nhỏ hơn nhưng lúc nào cũng nằm ở chót lá. Thỏi sinh sản (đế) cô độc, hình 3 cạnh, có răng cưa, dài 5 mm ở chót nhánh, có thể gặp chùm thưa 2 - 3.

Sinh học, sinh thái:

Rong mọc trên bờ đá, san hô chết, nơi có nước trong, sóng mạnh, làm thành từng đám, chỉ sống 1 năm, sinh sản hữu tính nhờ sự phối hợp của giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng).

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Bình Định (Quy Nhơn, Gành Ráng).

Nước ngoài: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen độc đáo với lá mang phao thuộc nhóm Phyllocyst của Rong mơ Việt Nam. Được khai thác để ăn như một loại rau, thuốc chữa bệnh, chiết alginar, làm phân bón.

Tình trạng:

Loài có nơi phân bố hẹp, sinh sản hữu tính và sống 1 năm, việc khai thác trước khi rong hình thành giao tử sẽ làm mất nguồn gen này.

Phân hạng: VU A1a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần có biện pháp khai thác đúng mùa vụ, khi rong đã phóng thích cơ quan sinh sản.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 520.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rong mơ qui nhơn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này