NƯA THÂN RỄ
NƯA THÂN RỄ
Amorphophallus rhizomatosus
Hett., 1994
Họ: Ráy Araceae
Bộ:
Ráy Arales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ thân rễ, cao
35 - 50 cm. Thân rễ dài hơn 20 cm, đường kính 1,5 cm. Lá đơn độc hoặc thành cặp;
cuống lá mảnh, dài 29 - 57 cm, đường kính 1 cm ở gốc, nhẵn; phiến lá rộng 42 -
48 cm, xẻ 5 - 6 thuỳ, cuống các thuỳ lá không có cánh; lá chét bầu dục tới mác,
dài 14 - 20 cm, rộng 4 - 8 cm, đỉnh nhọn, gốc không men xuống, xanh lục mặt trên,
nhạt hơn ở mặt dưới. Bông mo xuất hiện cùng với lá; cuống bông mo mảnh, dài 40 -
53 cm, đường kính 0,8 cm, nhẵn, xanh lục nhạt; mo hình bầu dục, dài 6 - 15 cm,
rộng 5 - 10 cm, đỉnh tù, ngoài xanh lục nhạt ở gốc, nhạt dần tới trắng ở phần
trên, gốc nhẵn và tía. Bông không cuống, dài hơn mo nhiều, dài 16 - 25 cm; phần
cái hình trụ, dài 1 - 1,5 cm, đường kính 6 mm, bầu xếp thưa thớt; phần đực hình
hơi nón thuôn, dài 2 - 3 cm, đường kính 6 - 8 mm, hoa xếp dày đặc hoặc thưa thớt;
phần phụ hình dùi, dài 12 - 20 cm, đường kính 6 - 15 mm, nâu hơi vàng. Bầu gần
hình cầu, đường kính 1,5 - 2 mm, cao 1,5 - 2 mm, xanh lục, 1 ô; vòi nhuỵ dài 0,5
mm, ít phân biệt; núm nhuỵ dẹp, gần như nguyên, hơi rộng hơn vòi, bề mặt hơi gồ
ghề, vàng - hơi xanh lục. Nhị hợp thành nhóm 3, dài 1 mm, chỉ nhị không, bao
phấn rộng 1 - 2 mm, cụt, vàng nhạt, mở bằng lỗ ở đỉnh.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 5.
Cây sống trên đất, dưới tán rừng thường xanh núi đá vôi, ở độ cao >1000 m.
Phân bố:
Trong nước: Thừa
Thiên - Huế (Bạch Mã).
Nước ngoài: Lào.
Giá trị:
Có thể sử dụng
làm cảnh vì hoa đẹp. Là nguồn gen quí hiếm cho khoa học: là một trong số rất ít
loài Nưa có thân rễ.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố rất hẹp, số lượng cá thể rất ít, mặc dù nằm trong vườn quốc gia nhưng rất dễ
bị tuyệt chủng khi có những biến động tự nhiên hoặc những tác động của con người
tới nơi cư trú của nó.
Phân hạng: LR/cd.
Biện pháp bảo vệ:
Cần có kế hoạch
nhân nuôi ngoài nơi cư trú và bảo vệ nghiêm ngặt nơi sống của loài tại Vườn quốc
gia Bạch Mã.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 373.