MÁI DẦM VIỆT NAM
MÁI DẦM VIỆT NAM
Cryptocoryne
vietnamense
Hett. 1994
Họ: Ráy Araceae
Bộ: Ráy Arales
Đặc điểm nhận dạng:
Cỏ thân rễ, sống ngập nước. Thân rễ
dài 2,5 cm, đường kính 3 - 4 mm. Lá vài lá cùng với nhau; cuống lá dài 2,5 - 15
cm, xanh hơi nâu xỉn, bẹ lá ngắn, dài 1 cm; phiến lá xanh lục ở mặt trên, hơi
sáng hơn ở mặt dưới, hình mác tới trứng, dài 8 cm, rộng 2,7 cm, gốc phiến hình
tim, đỉnh nhọn tới hơi tù; gân bên 4 cặp, hơi song song. Lá vảy dài 2,5 cm, nâu
nhạt. Bông mo có cuống ngắn, dài 0,5 - 1 cm; mo dài 3 - 3,5 cm; phần ống dài 1
cm, phần gốc trắng và nhẵn ở cả 2 mặt, phần trên trắng và có nhiều chấm đỏ ở mặt
ngoài; phiến mo xanh hơi xám ở mặt ngoài, mặt trong đen thẫm, hình trứng rộng,
mép hơi cuộn lại, dài 1 cm, đỉnh có mũi nhọn dài tới 8 mm, hơi dạng ống. Bông
dài 1, 2 cm, phần cái hình trụ, gốc hơi phình ra, cao độ 2,5 mm, rộng 3 mm, với
5 - 6 bầu dính lại với nhau, đỉnh mang các hoa bất thụ mầu vàng; phần đực hơi
hình nón, dài 3 mm, rộng 2,5 mm, đỉnh hơi hẹp lại, cụt, các hoa đực xếp thành 4
- 5 hàng ngang, giữa phần đực và phần cái là 1 trục hình trụ mảnh, đỉnh hơi rộng
ra, dài độ 5 mm, trắng, nhẵn; tận cùng là phần phụ hình nón, dài độ 2 mm, trắng
với các chấm đỏ. Bầu hơi có dạng hình tam giác ở mặt bên, kích thước 2 x 1 mm ở
gốc; núm nhuỵ hơi hình đầu, vòi nhuỵ gần như không. Nhị gần hình cầu, cao độ 0,8
mm; cuống không; bao phấn bầu dục, đỉnh cụt, mở lỗ ở đỉnh. Bầu hơi hình chóp,
đỉnh cong hướng ra ngoài, dài tới 3,5 mm, rộng 2 mm ở đáy; vòi nhuỵ gần như
không; núm nhuỵ nhỏ, tròn.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 5, có quả tháng 7. Tái
sinh bằng hạt hoặc thân rễ. Cây sống dưới khe hay suối nhỏ, nơi nước chảy chậm,
ở độ cao khoảng 50 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Đà Nẵng (Bà
Nà).
Thế giới: Chưa biết
Giá trị:
Nguồn gen quí hiếm. Có thể dùng làm
cây cảnh trong các bể cá. Tuy nhiên việc nuôi trồng cây này rất khó, khác hẳn
với loài Cryptocoryne balansae Engl.
Tình trạng:
Mới chỉ thấy ở một điểm Bà Nà, số cá
thể không nhiều; nơi cư trú đ• bị biến thành nơi vui chơi, du lịch. Đang bị đe
doạ tuyệt chủng.
Phân hạng:
EN A1c.
Biện pháp bảo vệ:
Cần có biện pháp bảo vệ kịp thời tại
nơi cư trú vì chưa có biện pháp nuôi trồng hiệu quả.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 375.