RONG HỒNG VÂN THỎI
RONG HỒNG VÂN THỎI
Eucheuma arnoldii
W. v. Bosse, 1828
Eucheuma
cupressoideum
W. V. Bosse 1868
Họ: Rong kỳ lân Solieriaceae
Bộ:
Rong giga Gigartinales
Đặc điểm nhận
dạng:
Tản dạng bụi tròn,
đường kính 10 - 20 cm, cao 3 - 17 cm. thân dạng trụ tròn hoặc hơi dẹp, phân
nhánh theo kiểu chạc hai không có quy luật tạo thành dạng thỏi. Trên bề mặt thân
thường có các gai hay mụn nhỏ cao 2 - 5 mm, đường kính 1 - 4 mm. Tại chỗ nhánh
gặp nhau thường hình thành rễ giả.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc bám trên san
hô chết ở các mũi đá nơi sáng mạnh, vùng dưới triều. Xuất hiện mùa xuân, phát
triển tốt tháng 5.
Phân bố:
Trong nước: Khánh Hoà (Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca, Thuyền
Chài), Ninh Thuận (Ninh Hải.
Nước ngoài: Đài
Loan, Philippin, Indonesia, Niu Caledonia, Australia
Giá
trị:
Nguyên liệu để chiết xuất carrageenan (kappa - carrageenan) trong công nghiệp mỹ
phẩm. Ngoài ra còn được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu và
dược liệu.
Tình trạng:
Phân bố chia cắt,
bị khai thác phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương phẩm. Ngoài ra nơi cư trú bị
thu hẹp do các hoạt động khai thác hải sản ven bờ nhất là trên các rạn san hô.
Phân hạng:
EN A1a,c,d
Biện pháp bảo vệ:
Khoanh vùng có
loài và hạn chế khai thác các loài hải sản để không ảnh hưởng đến loài rong này.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật
-
trang
516.