Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngải cau
Tên Latin: Curculigo orchioides
Họ: Tỏi voi lùn Hypoxidaceae
Bộ: Măng tây 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGẢI CAU

NGẢI CAU

Curculigo orchioides Gaertn. 1788

Hypoxis orchioides (Gaertn.) Kurz, 1869

Gethyllis acaulis Blanco, 1837

Franquevillea major Zoll. ex Kurz, 1870

Hypoxis dulcis Steud. ex Baker, 1878

Họ: Tỏi voi lùn Hypoxidaceae

Bộ: Măng tây Asparagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 - 40 cm; thường có từ 2 - 4 lá, có cuống tạo thành bẹ, cuống dài khoảng 10 cm. Phiến lá thuôn dài, nhọn về 2 đầu, gân song song dọc theo lá; phiến lá dài 20 - 35 cm, rộng 2 - 3,5 cm. Thân rễ hình trụ ngắn; có 1 - 3 rễ củ nạc, đường kính từ 0,6 - 1,2 cm và nhiều rễ chùm. Cụm hoa gồm 3 - 5 cái, trong các lá bắc dạng vảy lợp lên nhau; cuống hoa chung ngắn. Hoa màu vàng hoặc hơi hồng, gồm 6 phiến. Nhị 6. Quả nang, thuôn dài 1 - 1,5 cm, có 1 - 4 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả từ tháng 4 - 8. Nhân giống tự nhiên bằng hạt; hạt nhỏ, phát tán gần; nếu phần trên mặt đất bị cắt, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm, ưa sáng hay hơi chịu bóng; thường mọc trên đất ẩm ở ven rừng, nhất là rừng núi đá vôi hoặc trên nương rẫy, ở độ cao tới 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì), Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình (Võ Xu), Đà Nẵng (Bà Nà), Quảng Nam (Trà My: Trà Cang, Trà Nam), Kontum (Ngọc Linh), Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonesia.

Giá trị:

Rễ củ dùng làm thuốc bổ thận dương, chữa bạch đới, phong thấp, thần kinh suy nhược và lợi tiểu.

Tình trạng:

Mặc dù phân bố ở nhiều điểm, nhưng trữ lượng tự nhiên ít lại bị khai thác thường xuyên (các tỉnh phía Bắc), môi trường sống thường bị tàn phá để mở rộng canh tác, làm thu hẹp vùng phân bố. Tại các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Cao Bằng Ngải cau đ• trở nên hiếm rõ rệt, có nơi đ• bị mất hẳn.

Phân hạng: EN A1a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần có sự điều tra cụ thể hơn, nhằm khoanh vùng bảo vệ 1 - 2 điểm còn cây mọc tương đối tập trung (tỉnh Sơn La hoặc ở vùng Trà My tỉnh Quảng Nam). Thu thập về trồng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) tại các vườn thực vật là vườn cây thuốc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 402.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngải cau

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này