Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sồi đá lá mác
Tên Latin: Lithocarpus balansae
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SỒI ĐÁ LÁ MÁC

SỒI ĐÁ LÁ MÁC

Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus, 1931

Quercus balansae Drake, 1890

Castanopsis balansae (Drake) Schottky, 1912

Synaedrys balansae (Drake) Koidz., 1916

Pasania balansae (Drake) Hickel & A. Camus, 1921

Họ: Giẻ Fagaceae

Bộ: Giẻ Fagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, thường xanh, cao 10 - 20 m, đường kính 30 - 45 cm. Cành non không có lông. Lá hình thuôn, thường nhọn ở cả 2 đầu, cỡ (11)15 - 22(25) x (2,5)5 - 7(9) cm, cả 2 mặt đều nhẵn; mép nguyên; gân chính hơi nổi rõ ở mặt trên; gân bên 10 - 11 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 1 - 2 cm. Cụm hoa đơn tính. Gié đực ở đỉnh cành, phân nhánh rất mạnh; hoa đực đơn độc hoặc thành bó, có bao hoa hình chuông xẻ 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 12; chỉ nhị khá rõ; bao phấn rất ngắn, đính lưng; trung đới không nhọn đầu. Gié cái dài 15 - 20 cm; hoa cái mọc đơn độc hoặc chụm thành bó 2 - 3 hoa, có bao hoa khá phát triển, có 10 - 12 nhị lép thoái hoá hoặc đôi khi có bao phấn; bầu 3 ô; vòi nhụy hình nón hay hình trụ; núm nhụy hình chấm nhỏ. Đấu không cuống, hình trứng, hình cầu hay hình trái lê, đường kính 3,5 - 6 cm, mặt ngoài không có vảy hoặc vảy rất nhỏ và thưa thớt; đấu cao bằng hạch nhưng không dính với hạch, không tự mở. Hạch (hạt) cao 3 - 5 cm, đường kính 3 cm.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa bóng, mọc rải rác trong rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây (Ba Vì, Thủ Pháp), Hoà Bình (Đà Bắc: núi Biều, Chợ Bờ), Nghệ An (Vinh, Kẻ Bọn).

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam).

Giá trị:

Gỗ dùng trong xây dựng, làm cầu, đóng đồ và làm nông cụ.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt; nơi cư trú ở một số điểm bị xâm hại như vùng Chợ Bờ (Hoà Bình) nay đã nằm dưới lòng hồ thuỷ điện Sông Đà, các vùng Kẻ Bọn (Nghệ An) và Thủ Pháp (mặc dầu là vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây) rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn các cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố trên. Nên tìm nguồn giống mang về trồng ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 209.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sồi đá lá mác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này