DẺ LỖ
DẺ
LỖ
Lithocarpus fenestratus
(Roxb.) Rehd., 1919
Quercus
fenestrata
Roxb., 1832
Pasania
fenestrata
(Roxb.) Oerst., 1866
Synaedrys
fenestrata
(Roxb.) Koidz., 1916
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình
đến to, thường xanh, cao 18 - 25 m, đường kính 40 - 60 cm. Cành non lúc đầu có
lông mềm. Lá dai như da, hình trứng bầu dục hoặc hình mũi mác, cỡ 8 - 11(20) x 2
- 3,5(6) cm, nhẵn ở cả 2 mặt, chóp lá tù hoặc có mũi nhọn, gốc lá hình nêm; mép
nguyên; gần bên 11 - 16 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 1 - 2 cm. Cụm hoa phân
nhánh, đơn tính hoặc lưỡng tính. Hoa đực đơn độc hoặc thành bó 2 - 3 hoa, có bao
hoa hình chuông xẻ 5 - 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 12; chỉ nhị khá rõ; bao phấn rất
ngắn, đính lưng; trung đới không nhọn đầu. Gié cái dài bằng lá; hoa cái chụm
thành bó 3 hoa (nhưng thường chỉ 1 phát triển thành quả), có bao hoa khá phát
triển, có 10 - 12 nhị lép; bầu 3 ô; vòi nhụy hình nón hay hình trụ; núm nhụy
hình chấm nhỏ. Đấu không cuống, gần hình cầu, đường kính 2 - 2,5 cm, mặt ngoài
có các vảy nhỏ nhọn phân tán; đấu cao bằng và bao gần kín quả. Hạch (hạt) gần
hình cầu hơi dẹt, cao 15 mm, đường kính 15 - 20 mm, với sẹo phẳng.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa quả tháng 10.
Cây trung tính, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, thường trên đất phát triển
từ basalt, ở độ cao 800 - 900 (1.500) m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa: Ô Quy Hồ), Hoà Bình (Đà Bắc: Chợ Bờ, núi Biều), Đà Nẵng, Quảng
Nam, Kontum, Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắk Nông
(Đắk Mil: Thuận An), Khánh Hoà (Hòn
Bà),.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây), Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Gỗ dùng trong xây
dựng, làm cầu, đóng tầu thuyền và các đồ gia dụng. Hạt chứa nhiều tinh bột, ăn
được.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố chia cắt. Một số điểm cư trú bị xâm hại nặng nề, như vùng Chợ Bờ (Hoà Bình)
đã nằm dưới lòng hồ thuỷ điện Sông Đà; rừng ở các điểm Quảng Nam, Khánh Hoà (Hòn
Bà), Gia Lai (Kon Hà Nừng) bị chặt phá nghiêm trọng. Bản thân loài cũng bị khai
thác lấy gỗ.
Phân hạng:
VU A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt đốn
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố trên, nhất là những cây ở
núi Biều (Hoà Bình).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 213.