CÀ ỔI SAPA
CÀ
ỔI SAPA
Castanopsis lecomtei
Hickel & A. Camus, 1922
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
20 - 30 m, đường kính 40 - 60 cm. Lá dai như da, hình bầu dục thuôn đến thuôn
mũi mác, cỡ 14 - 18 x 3,5 - 6,5 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn vag có
vẩy lấm chấm màu vàng nhạt, chóp lá thành mũi ngắn, gốc lá hình nêm hay gần
tròn; mép gần như nguyên; gân bên 10 - 14 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 5 -
10 mm. Cụm hoa đơn tính, dạng đuôi sóc. Hoa cái đơn độc trong mỗi tổng bao. Trục
mang trái dài 11 - 17 cm. Đấu không cuống, gần hình cầu, đường kính (kể cả gai)
4 - 4,5 cm, mặt ngoài có gai hình phiến dẹp phân nhánh mạnh, gai hơi cứng và
không phủ kín bề mặt của đấu; đấu chứa 1 hạch, khi chín tách không đều thành
nhiều mảnh. Hạch (hạt) cao 2,5 cm, đường kính 1,2 cm, có lông.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 6 -
7, có quả tháng 8 - 9. Cây trung tính thiên về ưa sáng, mọc rải rác trong rừng
nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nguyên sinh hay thứ sinh, nơi đất sét pha cát chua
hoặc trung tính, mầu mỡ và nhiều mùn.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa, Mông Xến), Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh.
Nước ngoài: Trung
Quốc, Lào.
Giá trị:
Gỗ dùng trong xây
dựng, đóng tầu thuyền, đồ dùng gia đình, xẻ ván, làm giá thể trồng nấm. Hạt ăn
được.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố chia cắt. Nơi cư trú ở các điểm Sơn La, Nghệ An bị xâm hại do việc chặt phá
rừng. Loài bị khai thác mạnh. Mặc dù có ở Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Tây), nhưng
chủ yếu ở vùng đệm.
Phân hạng:
VU A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt đốn
những cây còn sót lại ở các điểm phân bố trên. Nên tìm nguồn giống mang về trồng
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 203.