DẺ PHẢNG
DẺ
PHẢNG
Lithocarpus cerebrinus
(Hickel & A. Camus) A. Camus, 1935
Pasania cerebrina
Hickel & A. Camus, 1921
Castanopsis
cerebrina
(Hickel & A. Camus) Barnett, 1944
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình
đến to, cao 20 - 25 m, đường kính 80 - 90 cm. Cành non màu đen, có lông. Lá hình
thuôn nhọn ở cả 2 đầu, cỡ 16 - 20 x 8 - 10 cm, mặt dưới có lông tơ màu nâu; mép
xẻ răng cưa nhọn; gân bên 16 - 20 đôi, song song và tận mép; cuống lá dài 1,5 -
2 cm, hơi có lông tơ. Cụm hoa không phân nhánh, đơn tính. Gié đực dài 10 - 15
cm; hoa đực đơn độc hoặc thường thành bó 3 - 5 hoa, có bao hoa hình chuông xẻ 6
thuỳ, có nhụy lép; nhị 12; chỉ nhị khá rõ; bao phấn rất ngắn, đính lưng; trung
đới không nhọn đầu. Gié cái dài 5 - 6 cm; hoa cái mọc đơn độc, có bao hoa khá
phát triển, có 10 - 12 nhị lép thoái hoá hoặc đôi khi có bao phấn; bầu 3 ô; vòi
nhụy hình nón hay hình trụ; núm nhụy hình chấm nhỏ. Đấu có cuống dài 4 mm, hình
chén, rộng 2 cm, mặt ngoài có các vảy xếp lợp; đấu cao bằng 2/3 hạch. Hạch (hạt)
hình thuôn đến gần hình trụ, cao 25 mm, đường kính 15 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 10 -
11, có quả tháng 3 - 4 (năm sau). Cây ưa sáng, mọc trong rừng nguyên sinh, ở độ
cao 300 - 400 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa), Yên Bái, Tuyên Quang (Phan Lương), Quảng Ninh, Phú Thọ (Phủ Đoan,
Chân Mộng, Phú Hộ), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hoà Bình (Thanh Mai), Thanh Hoá, Nghệ
An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh.
Nước ngoài: Chưa
có dẫn liệu.
Giá trị:
Gỗ dùng làm nông
cụ, trụ mỏ, đôi khi dùng trong xây dựng.
Tình trạng:
Loài có lẽ là đặc
hữu của Việt Nam. Nơi cư trú ở nhiều điểm như Quảng Ninh, Tuyên Quang (Phan
Lương), Bắc Ninh, Phú Thọ (Phủ Đoan, Chân Mộng, Phú Hộ), Hoà Bình (Thanh Mai),
Thanh Hoá có rừng bị chặt phá nặng nề. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.
Phân hạng:
EN A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt phá
các cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố trên. Nên tìm nguồn giống ở
các tỉnh miền Bắc Việt Nam đem về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh
Phúc).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 212.