LÁ DÂNG HOA HIMALAI
LÁ DÂNG HOA HIMALAI
Helwingia himalaica
Hook.f. & Thoms. ex C.B.Clarke, 1879
Helwingia
japonica
var. himalaica
(Hook.f. & Thomson ex C.B.Clarke) Franch., 1885
Helwingia
lanceolata
Watt ex Kanjilal, P.C.Kanjilal & Das, 1938
Helwingia
omeiensis
var.
oblanceolata (S.S.Chien) H.Hara & S.Kuros., 1975
Họ: Thanh giáp Helwingiaceae
Bộ: Hoa tán Apiales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 4 - 7 m, nhánh non có cạnh. Lá mỏng, mọc cách; phiến lá
thuôn, cỡ 11 - 13,5 x 1 - 3,5 cm; chóp lá thuôn nhọn, gốc lá hình nêm; mép có
răng nhọn; gân bên 6 - 7 đôi; cuống lá mảnh, dài 1,5 cm. Hoa đơn tính khác gốc,
mọc ở trên gân chính của diệp chi (cành dạng lá), mẫu 4; nhị xen kẽ với cánh
hoa; bầu hạ, 3 ô. Quả hạch có cuống ngắn, hình trái xoan, cao 1 cm, khi chín màu
đỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa quả tháng
4 - 7. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thưa vùng núi đá vôi, ở độ
cao 900 - 1.600 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (San Ta Van), Hoà Bình (Mai Châu: Pà Cò).
Nước ngoài: Ấn
Độ, Trung Quốc, Mianma.
Giá trị:
Nguồn gen rất độc
đáo vì có hoa mọc trên diệp chi (cành hình lá). Toàn cây dùng chữa phong thấp,
đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đa dạ dày, ho cảm cúm, kinh nguyệt không đều và
trị sốt rét ác tính.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố chia cắt. ở Việt Nam mới thấy ở các điểm: San Ta Van (Lào Cai), và Pà Cò (Mai
Châu, Hoà Bình); số cá thể gặp rất ít. Loài bị khai thác để làm thuốc.
Phân hạng:
EN B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt phá
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Thu thập cây giống trồng trong vườn.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 235.