MÃ TIỀN LÁNG
MÃ TIỀN LÁNG
Strychnos nitida
G. Don, 1837
Strychnos kerrii
Hill, 1925
Họ: Mã tiền Loganiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo gỗ, có móc đôi mang lông
thưa. Lá hình trái xoan hẹp, dài 8 - 14 cm, rộng 4 - 5 cm, đỉnh lá có mũi nhọn
nhỏ, có 3 gân chính và một đôi gân nhỏ sát mép lá; cuống lá dài 5 mm. Cụm hoa là
một chùm xim kép ở đầu cành, dài 4 - 6 cm. Cuống hoa và cuống cụm hoa có lông.
Hoa mẫu 5. Tràng hoa hình ống, màu xanh nhạt, dài 14 - 15 mm, ống tràng dài gấp
4 - 5 lần thuỳ. Thuỳ dài khoảng 2,5 mm, hơi cong. Nhị đính ở họng tràng, tại đây
có một vòng lông dày. Chỉ nhị rất ngắn khoảng 0,5 mm, bao phấn nhẵn. Bầu hình
trứng, nhẵn, vòi dài khoảng 12 mm; đỉnh bầu và nửa dưới của vòi có lông; núm
nhuỵ thò ra ngoài bộ nhị. Quả có đường kính 3 - 5 cm; vỏ quả nhẵn, rất dày
(khoảng 5 mm). Chưa thấy hạt.
Sinh học, sinh thái:
Mọc trong kiểu rừng thường xanh núi
thấp. Cây tái sinh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Quảng Trị (Lao Bảo).
Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc (Yunnan:
Xishuangbana), Bangladesh, Mianma, Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
Tình trạng:
Ở Việt Nam, mới phát hiện ở một khu
vực, với diện tích phân bố khoảng > 100 Km2. Loài có thể bị nguy cấp do nạn phá
rừng làm mất nơi sống.
Phân hạng:
EN B1+2b
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Xác định lại nơi tập trung cá thể trong khu phân bố để có biện
pháp bảo vệ In-situ và thu thập cây giống về trồng để bảo tồn ngoại vi (Ex -
situ).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật
- trang 261.