MÃ TIỀN CÀ THÀY
MÃ TIỀN CÀ THÀY
Strychnos cathayensis
Merr., 1934
Họ: Mã tiền Loganiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi trườn, cành màu nâu có lông
mịn, có móc đôi. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 6 - 10 cm, rộng 2 - 4 cm, có 3
gân chính nổi rõ, gốc gân giữa hơi có lông, đỉnh lá có mũi nhọn; cuống lá dài 2
- 4 mm, có lông. Cụm hoa là một chùm xim kép ở nách lá và đầu cành, dài khoảng 3
- 4 cm, mang nhiều hoa mẫu 5. Cánh hoa hình ống, màu trắng, nhẵn, dài 12 mm; ống
tràng dài gấp 3 lần thuỳ. Nhị đính ở họng tràng, chỉ nhị dài 0,5 mm; bao phấn
nhẵn. Bộ nhuỵ dài 9 mm, bầu nhẵn, hình trứng, 2/3 phần dưới của vòi nhuỵ có
lông thưa. Quả hình cầu, đường kính 1,5 - 3 cm, có 2 - 7 hạt dẹt với đường
kính 1,5 - 2 cm. Vỏ hạt sần sùi, không có lông.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa khoảng tháng 4. Tái sinh
bằng hạt. Cây ưa ẩm, mọc rải rác trong rừng thứ sinh, trên đất sét hay đát pha
cát.
Phân bố:
Trong nước:
Bắc Giang (Lục Ngạn), Quảng Ninh (Kế
Bào).
Nước ngoài: Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông,
Hải Nam).
Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
Tình trạng:
Ở Việt Nam mới phát hiện được 2
điểm phân bố. Loài ít gặp. Nơi cư trú bị thu hẹp > 20%, số lượng cá thể ngày
càng ít do rừng bị chặt phá hoặc bị khai thác củi đun.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Nên khoanh vùng bảo vệ in - situ tại rừng tự nhiên thuộc huyện
Lục Ngạn (xã Phú Nhuận).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 259.