Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoa bông
Tên Latin: Leucosceptrum canum
Họ: Hoa môi Lamiaceae
Bộ: Hoa môi Lamiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOA BÔNG

HOA BÔNG

Leucosceptrum canum Smith, 1805.

Clerodendron leucosceptrum D. Don 1825.

Teucrium macrostachyum Wall. ex Benth. 1934.

Comanthosphace nepalensis Kitamura, 1959.

Họ : Hoa môi Lamiaceae

Bộ : Hoa môi Lamiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi nhỏ, cao 1 - 7 m. Thân tròn có lông tơ dày màu trắng ở phần non. Lá mọc đối, hình bầu dục - mũi mác, cỡ 15 - 25 x 5 - 10 cm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, mép xẻ răng cưa; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông trắng; gân bên 10 - 12 đôi; cuống lá dài 1 - 5 cm. Cụm hoa dạng bông ở đỉnh cành, cỡ 10 - 15 x 1 - 15 cm, có lông màu trắng dày. Lá bắc sớm rụng, hình trứng, cỡ 10 - 15 x 8 - 12 mm, có lông dày. Đài hình chuông, cỡ 4 - 5 x 2 - 3 mm, có lông tơ trắng ở phía ngoài, 5 thuỳ hình tam giác gần bằng nhau, đài quả đồng trưởng, cỡ 7 - 8 x 3 - 4 mm. Tràng màu trắng hay hồng, hơi thò khỏi đài, có lông ở phía ngoài, 2 môi: môi trên hai thuỳ, xẻ nông; môi dưới 3 thuỳ với thuỳ giữa lớn và đỉnh tròn. Nhị 4, hướng lên phía môi trên; chỉ nhị thò dài, có lông ở phía dưới; bao phấn 1 ô. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ xẻ 2 thuỳ ở đỉnh. Quả thuôn, dài 0,6 - 0,8 mm, nhẵn.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 2 - 3, quả chín tháng 4 - 5. Tái sinh bằng hạt. Gặp ở rừng nơi sáng và ẩm, ở độ cao trên 900 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Yên Bái.

Nước ngoài: Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Mianma, Lào.

Giá trị:

Cây có tinh dầu và được dùng làm thuốc chữa đau đầu, sốt, đau dạ dày, chữa gẫy xương, ngoại thương xuất huyết, lở ngứa.

Tình trạng:

Loài hiếm, mới chỉ gặp ở hai điểm của Việt Nam. Khu phân bố hẹp lại bị chia cắt. Tác động của con người trong việc phát nương làm rẫy và khai thác làm thuốc do đó số lượng cá thể trưởng thành bị suy giảm.

Phân hạng: EN B1+2a,e.

Biện pháp bảo vệ:

Hiện nay ở Lào Cai đã khoanh được đối tượng này trong khu vực của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Song cần thu thập về trồng - bảo tồn ngoại vi (Ex situ) ở các vườn thuốc và vườn thực vật.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 245

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoa bông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này