Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Xuân tôn phú quốc
Tên Latin: Xantonnea quocensis
Họ: Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    XUÂN TÔN PHÚ QUỐC

XUÂN TÔN PHÚ QUC

Xantonnea quocensis Pierre ex Pitard, 1923

Discospermum quocensis (Pierre ex Pit.) Arriola & A.P.Davis, 2018

Họ: Cà phê Rubiaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình đến đại mộc, cao 8 - 25 m, nhẵn, không có lông; cành non gần như 4 cạnh; vỏ màu xám sáng. Lá hình bầu dục thuôn, dài 8 - 25 cm, rộng 3 - 4 cm, đỉnh nhọn; mặt trên nâu sẫm, láng; mặt dưới nâu nhạt; gân bên 6 - 7 đôi; cuống lá dài 5 - 10 mm. Lá kèm hình bầu dục, dài 4 mm, không có lông. Cụm hoa dạng xim tán, ở nách lá; cuống rất ngắn, chỉ dài 0,8 - 1 cm, mỗi hoa trong cụm hoa không cuống. Đài có ống ngắn, đỉnh 4 răng dài bằng ống đài. Tràng 4, ống tràng ngắn, trên là 4 thuỳ hình bầu dục, đầu tù, không lông. Nhị 4, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình bầu dục, đỉnh tù, gốc hình tim, có đĩa mật. Bầu 2 ô, mỗi ô 3 noãn treo; vòi nhuỵ ngắn; núm nhuỵ 2 thuỳ. Quả nạc, có nhân cứng cao 10 mm, rộng 9 mm, có đài tồn tại trên đỉnh, khi chín màu đen. Hạt 3, hiếm gặp 4, hình bầu dục dài 6,5 mm, rộng 5 mm.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 7 - 8. Tái sinh bằng hạt. Mọc ở rừng nhiệt đới trên núi đất, có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, ở độ cao khoảng 300 m.

Phân bố:

Trong nước: An Giang (Tịnh Biên, núi Cấm), Kiên Giang (Phú Quốc).

Nước ngoài: Cambodia, Thái Lan.

Giá trị:

Chi đặc hữu của Đông Dương, loài đặc hữu của Việt Nam. Cây cho gỗ.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố hẹp, nơi cư trú rải rác, trong khi đó rừng lại bị tàn phá mạnh. Hơn nữa số lượng còn rất ít vì bị dân chặt lấy gỗ và làm củi. Vì vậy có thể bị tuyệt chủng do làm mất môi trường sống. Đây là cây bản địa có thể nhân giống để tái sinh rừng cho các khu vực này.

Phân hạng: VU A1c, B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài ở nơi sống tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang). Nghiên cứu trồng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 325

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Xuân tôn phú quốc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này