XƯƠNG CÁ
XƯƠNG CÁ
Canthium dicoccum
(Gaertn.)
Teysm. & Binn., 1886
Psydrax dicocca
Gaertn.
1788
Canthium dicoccum
(Gaertn.) Merr., 1928
Họ: Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long
đởm Gentianales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
bụi đến gỗ, cao 10 - 15 m, không có lông, không gai; cành non có dạng 4 cạnh,
sau thành hình trụ, vỏ nâu đen. Lá mọc đối, hình thuôn mũi mác dài 4 - 10 cm,
rộng 1,5 - 4 cm, mầu xanh lục, 2 mặt nhẵn bóng; gân bên 3 - 5 đôi nhìn rõ trên 2
mặt; cuống lá dài 8 - 15 mm; viền mép nguyên; lá kèm dài 3 - 5 mm, gốc rộng,
đỉnh nhọn. Cụm hoa dạng tán ở nách lá, cuống ngắn, phủ lông mềm thưa. Hoa nhỏ,
không cuống; đài dạng ống, nhỏ, dài 1 - 1,2 mm; tràng hoa màu xanh nhạt hoặc
vàng nhạt, phía dưới là ống dài 3 mm, họng của ống có lông nhung, đỉnh xẻ 4 - 5
thuỳ uốn ra phía ngoài; vòi nhuỵ vươn ra ngoài, đầu nguyên. Quả hạch hình trứng
ngược, hơi dẹt dài 8 - 10 mm, đường kính 6 - 8 mm; có 2 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, vỏ
hạt có vân nhăn nheo.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 1 -
8, có quả tháng 4 - 10. Tái sinh bằng hạt. Mọc trong các rừng thưa và rừng thứ
sinh nhiệt đới, không chịu được khí hậu lạnh, thích nghi với rừng gần ven biển,
ở độ cao tới 500 m.
Phân bố:
Trong nước: Đà
Nẵng (Bán đảo Sơn Trà), Khánh Hoà (Cam Ranh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc).
Nước ngoài:
Srilanka, Trung Quốc (Hải Nam).
Giá trị:
Gỗ màu đỏ thẫm,
cứng, nặng, thớ mịn, không bị mối mọt, thích hợp cho điêu khắc, đồ mỹ nghệ và gỗ
công nghiệp. Người dân dùng vỏ làm thuốc hạ sốt. Lá xanh quanh năm không rụng lá
theo mùa. Nguồn gen độc đáo có thể phục hồi phát triển rừng ven biển.
Phân hạng: VU
A1c, B1+2c.
Tình trạng:
Phân bố rải rác
và bị chia cắt, thường bị khai thác lấy gỗ làm đồ mỹ nghệ, làm đũa, vỏ làm thuốc.
Rừng ở các điểm phân bố kể trên cũng thường xuyên bị tàn phá, làm thu hẹp môi
trường sống.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 317.