Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thiên lý hương
Tên Latin: Embelia parviflora
Họ: Đơn nem Myrsinaceae
Bộ: Anh thảo Primulalales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THIÊN LÝ HƯƠNG

THIÊN LÝ HƯƠNG

Embelia parviflora Wall. ex A. DC., 1834

Ribesiodes parviflorum (Wall. ex A.DC.) Kuntze, 1891

Samara parviflora (Wall. ex A.DC.) Kurz, 1877

Họ: Đơm nem Myrsinaceae

Bộ: Anh thảo Primunales

Đặc điểm nhận dạng:

Bụi leo, dài 3 m trở lên. Cành mảnh, thường xếp thành 2 hàng, có lông màu rỉ sắt dày đặc. Lá nhỏ xếp thành 2 hàng, hình trứng, cỡ 1 - 2,5 x (0,6)1 - 1,2 cm, đầu tù hoặc tròn, gốc tròn hoặc bằng, có lông màu rỉ sắt ở mặt dưới và trên các gân; mép nguyên, cuống lá dài 1 mm hoặc ngắn hơn, có lông, gân chính nổi rõ, gân bên rất mờ. Cụm hoa hình tán hoặc xim ở nách lá, dài 0,5 - 1 cm, có lông, thường có lá bắc xếp lợp ở gốc; cuống hoa dài 2 mm, lá bắc hình mác hoặc hình dùi, có lông quanh mép, ngắn hơn cuống hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5. Lá đài hình trứng hoặc hình mác, hợp ngắn ở gốc, nhọn, có điểm tuyến và lông mi quanh mép. Cánh hoa hình trứng hoặc thuôn, gần rời, đầu tù hoặc tròn, dài 1,5 - 2 mm, gần phía đầu có điểm tuyến. Nhị ở hoa cái tiêu giảm nhiều. Hoa đực có chỉ nhị dài bằng hoặc dài hơn cánh hoa; bao phấn lưng có điểm tuyến thưa thớt. Vòi ở hoa đực tiêu giảm nhiều hoặc không có vòi. Hoa cái vòi dài bằng cánh hoa. Quả hạch hình cầu, đường kính 5 mm hoặc nhỏ hơn, màu hồng, ít nhiều có điểm tuyến. Hạt 1.

Sinh học, sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng hỗn giao, rừng lá rộng thường xanh, trảng cây bụi, sườn đồi, đất giàu mùn, ở độ cao 300 - 1.800 m. Mùa hoa tháng 10 - 5 (năm sau), có quả tháng (5 - 12). Tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng, Lạng Sơn (Văn Lãng: Khao Khú), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Đà Bắc), Ninh Bình, Nghệ An (Quỳ Châu: Kẻ Can), Kontum (Ngọc Linh), Gia Lai (Măng Giang: Đắk Đoa), Lâm Đồng (Đà Lạt).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây), Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Giá trị:

Rễ và toàn bộ dây leo già dùng làm thuốc trị vô sinh, thông kinh, khí hư, đau lưng, đau gối, gãy xương, viêm ruột mãn tính.

Tình trạng:

Tuy loài có khu phân bố rộng, nhưng nơi cư trú rất rải rác và bị chia cắt, số lượng cá thể ít do nạn phá rừng và khai thác (chặt cả dây làm thuốc).

Phân hạng: VU A1a,c,d+2d.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá rừng bừa bãi làm mất môi trường sinh thái cũng như khai thác cả dây làm thuốc. Thu thập về trồng trong các vườn thuốc và vườn thực vật.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 291.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thiên lý hương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này