Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Huỳnh đường
Tên Latin: Dysoxylum loureiri
Họ: Xoan Meliaceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Lê hoàng Hải  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HÙYNH ĐƯỜNG

HÙYNH ĐƯỜNG

Dysoxylum loureiri (pierre) Pierre, 1896

Santalum album Lour. 1790, non L., (1753)

Epicharis loureiri Pierre, 1881

Họ: Xoan Meliaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ, cao 25 - 35 m, cành non có lông, chồi búp nhọn. Lá kép lông chim chẵn, lá chét 5 - 8 đôi, mọc cách hay đối, phiến lá chét không cân xứng, thuôn, tù đến tròn, không đều ở gốc, đầu có mũi nhọn dài, cỡ 12 - 13 x 4 - 4,5 cm, những đôi dưới ngắn hơn; gân chính lồi ở mặt dưới; gân bên 10 - 14 đôi, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa trên nách lá dài không quá 1/2 lá. Hoa màu vàng gần như không cuống, hình cầu, nhiều lông. Lá đài 4, rời. Cánh hoa 4, 2 lần dài hơn đài, mặt trong nhẵn. Nhị hơp thành ống ngắn, có lông ở mặt trong, đỉnh có 8 thuỳ tròn; 8 bao phấn, nhẵn. Bầu hình cầu, nhiều lông, 3 ô, ít khi 4, mỗi ô 2 noãn; núm nhụy hình khiên, dài vượt quá ống nhị. Quả nang 3 ô, có lông, khi chín mở 3 mảnh, dài 2,5 cm, mỗi ô 1 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 5, quả chín tháng 8 - 9. Mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh, trên đất bazal hoặc sa phiến thạch, ở độ cao dưới 1000 m.

Phân bố:

Trong nước: Gia Lai (K’ Bang, Trạm Lập), Lâm Đồng (Đà Lạt: Prenn, Krean).

Nước ngoài: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu hẹp và nguồn gen hiếm của Việt Nam. Có thể trồng làm cảnh vì dáng cây và hoa nở đẹp.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 284.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Huỳnh đường

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này