Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cúc gai
Tên Latin: Cirsium leducei
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ: Cúc Asterales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Nghiêm Đức Trọng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÚC GAI

CÚC GAI

Cirsium leducei (Franch.) Lévl. 1915.

Cnicus leducei Franh. 1897.

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ: Cúc Asterales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, thẳng đứng, cao 0,3-1 m, toàn thân phủ lông cùng lông đốt. Lá rất biến hình, từ bầu dục, bầu dục thuôn dài đến hình dải, dài 4-10 cm, rộng 1-3 cm; phiến lá xẻ nông hoặc xẻ sâu dạng lông chim, mỗi bên phiến xẻ 3-5 đôi; mép có xẻ răng cưa; 2 mặt lá khác nhau: mặt trên phủ lông dầy hay thưa, mặt dưới phủ lông nhung dầy mầu trắng tro. Cụm hoa đầu trên đỉnh thân hoặc đỉnh nhánh, thường chỉ 1, không hợp thành tán; lá bắc tổng bao dạng chuông, đường kính 2-2,5 cm gồm 6 lớp xếp lợp dạng ngói, dài từ 1-16 mm, càng vào phía trong thì kích thước càng dài, đỉnh gai nhọn dài; hoa nhỏ, tất cả đều là hoa ống, tràng dài 1,9 cm, mầu nâu gụ, đỉnh xẻ sâu thành 5 thuỳ không bằng nhau. Quả bế hình dải ép dẹt dài 3 mm, rộng 2 mm, vỏ mầu nâu nhạt, có vân dọc; mào lông trên đỉnh quả nhiều lớp hợp thành vòng ở gốc, riêng mào long dạng lông chim tới 1,5 cm.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa và quả tháng 9-12. Tái sinh bằng hạt. Cây ưa sáng,  thường mọc ở các trảng cỏ, bãi cỏ ven rừng thưa trên núi đá, ở độ cao 1300-1800 m, có khí hậu á nhiệt đới vùng núi.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bảng).

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam), Lào.

Giá trị:

Đồng bào H’Mông ở Hà Giang thu hái về làm thuốc giải độc và chữa rắn cắn. Cây có dáng và cụm hoa to đẹp có thể đưa về thuần hoá trồng làm cây cảnh.

Tình trạng:

Phân bố rất hẹp. Mới chỉ gặp ở một vài điểm phân bố thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Môi trường sống bị xâm hại do nạn phá rừng, mở mang đất canh tác. Thường xuyên bị khai thác làm thuốc (đào lấy rễ củ).

Phân hạng: EN A1a,c, B1+2c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần điều tra xác định một điểm có cây mọc tương đối tập trung, khoanh để bảo vệ. Thu thập hạt hoặc cây con và trồng ở các vườn thuốc với mục đích bảo tồn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam – Phần thực vật – Trang 245.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cúc gai

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này