SỒI ĐEN
SỒI ĐEN
Quercus variabilis
Blume, 1850
Quercus chinensis
Bunge, 1833
Pasania
variabilis
(Blume) Regel, 1860
Quercus bungeana
Forbes, 1884
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
gỗ trung bình đến to, cao 15 - 30 m, đường kính 50 - 80 cm. Lá thuôn hình trứng
hẹp hoặc hình trứng mũi mác, cỡ 8 - 15(20) x 2 - 5(6) cm, mặt dưới có lông mịn
hình sao màu vàng nhạt, chóp lá rất nhọn, gốc lá gần tròn; mép có răng cưa nhọn;
gân bên 9 - 16 đôi, song song và tận mép; cuống lá dài 1 - 2,5 cm. Gié đực thòng,
dài 8 - 14 cm, thường đơn độc hoặc chụm 2 - 3 ở nách các lá ngọn.
Hoa cái mọc đơn độc trên cành mang
lá. Đấu không cuống, hình bán cầu, cao chừng 1,5 cm, đường kính 2 - 2,5 cm, mặt
ngoài có lông và các vảy dài, hẹp, hình dùi và uốn lật xuống phía dưới; đấu cao
bằng 1/2 - 2/3 hạch. Hạch (hạt) hình trứng hay hình bầu dục có mũi nhỏ ở đỉnh,
cao 2,5 - 3 cm, đường kính gần 2 cm với sẹo lồi.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa sáng, có
thể phát triển cả trên đất chua, đất trung tính và kiềm, mọc rải rác trong rừng
ẩm, trên các sườn dốc hoặc các thung lũng, ở độ cao 800 - 1.000 m.
Phân bố:
Trong nước:
Lào Cai, Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang (Đồng Văn), Hoà Bình (Mai Châu).
Nước ngoài: Trung
Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam), Triều Tiên, Nhật Bản.
Giá trị:
Gỗ cứng, dùng
trong xây dựng, đóng tầu, đồ gia dụng, làm giá thể trồng Nấm hương và Mộc nhĩ.
Hạt ăn được. Chất li - be được dùng làm phao, làm vật cách nhiệt và cách âm.
Tình trạng:
Loài
có khu phân bố chia cắt. Nơi cư trú ở các điểm Mộc Châu (Sơn La) và Đồng Văn (Hà
Giang) bị xâm hại do rừng đã bị tàn phá nặng nề. Bản thân loài cũng bị khai thác
lấy gỗ.
Phân hạng:
EN A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt phá
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở khu vực Mai
Châu, Hòa Bình
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 231.