SỒI DUỐI
SỒI DUỐI
Quercus setulosa
Hickel & A. Camus, 1923
Quercus laotica
A. Camus, 1936
Quercus setulosa
ssp. laotica (A. Camus) Menits., 1973
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ:
Giẻ Fagales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
gỗ nhỏ đến to, cao 10 - 25(30) m, đường kính 25 - 30(50) cm. Lá dai như da, nhỏ
(giống lá Ruối), hình bầu dục thuôn hoặc hình trứng mũi mác, cỡ 3 - 7(9) x 1,5 -
2,5 cm, màu nâu đỏ khi khô, mặt dười hơi có lông, chóp lá nhọn, gốc lá tù đến
gần tròn; mép có răng cưa mảnh ở nửa ngọn; gân bên rất mờ (8 - 10 đôi, cong ở
gần mép); cuống lá dài 5 mm. Gié đực thòng, thường chụm 2 - 3 ở nách lá ngọn.
Hoa cái thường chụm 2 ở trên một trục riêng ngắn cỡ 1,5 - 2 cm; vòi nhụy 3. Đấu
gần như không cuống, hình chén hay hình bán cầu, cao 5 - 9 mm, đường kính 1 - 2
cm, mặt ngoài có lông và các vảy hình trứng ba cạnh xếp lợp; đấu cao bằng 1/3
hạch. Hạch (hạt) hình trứng thuôn có mũi nhọn ở đỉnh, cao 2 - 2,5 cm, đường kính
1 - 1,5 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa sáng và
chịu được khô hạn, thường mọc trong rừng nhiệt đới mưa mùa, trên đất ferralit, ở
độ cao 700 - 1.000 m.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum (Kon Plông), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), Lâm Đồng (Gougah,
Lang Bian, Dran, Di Linh).
Nước ngoài: Thái
Lan, Lào.
Giá trị:
Gỗ tốt, cứng, màu
nâu, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng.
Tình trạng:
Ở các điểm phân
bố Kon Plông (Kontum), Kon Hà Nừng (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) rừng đã bị
khai thác khá kiệt. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.
Phân hạng:
VU A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Không chặt phá
những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, đặc biệt ở Lang Bian.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 230.