Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sồi đĩa
Tên Latin: Quercus platycalyx
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SỒI ĐĨA

SỒI ĐĨA

Quercus platycalyx Hickel & A. Camus, 1921

Họ: Giẻ Fagaceae

Bộ: Giẻ Fagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, cao 18 - 22 m. Lá hình mác rộng, cỡ 12 - 16 x 3 - 4 cm, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm; mép khía răng cưa nông ở nửa phía chóp lá; gân bên 14 - 19 đôi, song song và tận mép, tạo với gân chính một góc 45 - 50o; cuống lá dài chừng 1 cm. Hoa cái mọc đơn độc ở nách lá, cuống rất ngắn; vòi nhụy 3 - 4, dính ở gốc. Đấu hình như không cuống, hình đĩa nông (trẹt), cao gần 1 cm, đường kính 3 - 4 cm, mặt ngoài có 7 - 8 vòng đồng tâm với mép hơi khía răng; miệng đấu hoàn toàn tách rời khỏi hạch và đấu chỉ dính với hạch bởi sẹo. Hạch (hạt) hình trứng ngược cụt ở đáy, lệch về một bên, có mỏ nhỏ ở gần đỉnh, cao 3,5 - 4 cm, đường kính 1,5 - 2 cm.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 6 - 8, có quả tháng 12 - 2 (năm sau). Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thưa, trên đất sét pha dễ thoát nước, ở độ cao dưới 500 m.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì), Hoà Bình, Nghệ An.

Nước ngoài: Trung Quốc (Quảng Tây).

Giá trị:

Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, làm trụ mỏ.

Tình trạng:

Nơi cư trú ở nhiều điểm như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nghệ An có rừng bị chặt phá quá mức; ở những nơi khác loài bị khai thác lấy gỗ. Tuy nhiên, loài có thể ít bị đe doạ vì có ở Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây).

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố. Có thể tìm nguồn giống mang về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 229.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sồi đĩa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này